Sùi mào gà là căn bệnh lây lan qua đường tình dục không an toàn. Khi mắc phải bệnh này, tâm lý và sức khỏe của người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên, đây không phải là căn bệnh khó chữa trị mà bệnh sùi mào gà có thể điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Từ biện pháp dân gian, đông y cho đến tây y. Và ở bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ tổng hợp, chia sẻ đến bạn đọc 10 cách chữa sùi mào gà ở miệng tại nhà hiệu quả nhất.
Mục Lục Bài Viết
Sơ lược về bệnh sùi mào gà ở miệng
Sùi mào gà tại miệng là tình trạng xuất hiện nhiều mụn cóc sinh dục ở khoang miệng, lưỡi, cổ họng và môi người bệnh. Đây là bệnh xã hội thường gặp ở nhóm đối tượng trong độ tuổi sinh sản. Đặc biệt là ở nam và nữ giới có đời sống tình dục phóng khoáng, nhiều bạn tình và chưa chú ý sử dụng bao cao su. Bởi vì, con đường lây nhiễm bệnh sùi mào gà ở miệng chủ yếu là qua đường tình dục không an toàn, khi người bệnh thực hiện tư thế làm tình bằng miệng.
Bên cạnh đó, nguyên nhân gây nên bệnh sùi mào gà tại miệng còn do hôn môi với người bệnh và lây qua vật trung gian. Việc tiếp xúc bằng miệng với người mắc bệnh sùi mào gà ở bộ phận miệng hay dùng chung khăn tắm có chứa mủ, chất dịch nhầy mang virus HPV với những bệnh nhân đang bị sùi mào gà, nguy cơ bạn mắc bệnh cực kỳ cao.
Bệnh sùi mào gà ở miệng lây quan con đường quan hệ tình dục không an toàn
Thông thường, những triệu chứng của bệnh sùi mào gà gần giống với hiện tượng nhiệt miệng, viêm họng. Cho nên nhiều người bệnh thường nhầm lẫn và chủ quan, dẫn đến tình trạng chậm trễ trong việc điều trị. Khi để bệnh sùi mào gà ở miệng kéo dài, người bệnh sẽ đối mặt với những hệ lụy nguy hiểm sau đây:
➲ Ảnh hưởng nặng nề đến tâm sinh lý: U nhú ở miệng gây mất thẩm mỹ, khiến người bệnh xấu hổ và e ngại khi gần gũi với mọi người xung quanh.
➲ Ăn uống khó khăn: Các nốt sùi mào gà dễ chảy máu, vướng khi nuốt thức ăn. Từ đây, khiến người bệnh không thể ăn uống bình thường và gây nên tình trạng sụt cân, suy nhược cơ thể.
➲ Gây hại cho sức khỏe: Sùi mào gây lở loét, viêm nhiễm và sang chấn cơ quan miệng.
➲ Tăng nguy cơ tử vong: Một số nhóm virus HPV 11, 16 và 18 có thể gây ung thư khoang miệng. Nếu mắc bệnh này mà không điều trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng.
[Liệt kê] 10 cách chữa sùi mào gà ở miệng hiệu quả
Sùi mào gà không phải là căn bệnh hiểm nghèo và khó điều trị. Ngược lại, bệnh sùi mào gà ở miệng có thể chữa bằng nhiều phương pháp khác nhau, từ đông y, tây y cho đến bài thuốc dân gian tại nhà. Dưới đây là một số cách chữa bệnh sùi mào gà tại miệng dân gian hiệu quả, an toàn bạn có thể tham khảo và áp dụng:
Điều trị sùi mào gà bằng nghệ vàng
Trong đông y, nghệ vàng được xem là dược liệu quý hiếm, có tính nóng, vị đắt và mùi hắc. Công dụng của nghệ vàng là kháng viêm, kháng khuẩn, tiêu mủ, kích thích lên da non nên có thể sử dụng để điều trị bệnh sùi mào gà.
Muốn thực hiện bài thuốc dân gian này, người bệnh cần thực hiện theo các bước sau đây:
● Chuẩn bị một ít bột nghệ và trộn đều với dầu oliu, tạo thành hỗn hợp sền sệt.
● Vệ sinh xung quanh khu vực miệng sạch sẽ, sau đó thoa đều hỗn hợp này lên các nốt sùi mào gà. Cố định lại bằng băng gạc để tránh dây bẩn.
● Người bệnh kiên trì thực hiện liên tục trong khoảng thời gian dài sẽ nhận thấy hiệu quả, các nốt sùi mào gà bắt đầu khô và rụng đi.
Điều trị sùi mào gà bằng nha đam
Nha đam hay còn được biết đến với tên gọi cây lô hội, thường được nhiều chị em phụ nữ sử dụng để làm đẹp. Đây là loại thảo dược có tính mát, thanh nhiệt và giải độc tốt. Đặc biệt, chất nhầy của nha đam còn có tác dụng diệt khuẩn hiệu quả. Chính vì vậy, dùng nha đam để chữa bệnh sùi mào gà ở miệng đang được nhiều người áp dụng.
● Với loại cây này, bạn có thể sử dụng 1 trong 2 cách sau đây:
● Dùng thịt cây nha đam xay nhuyễn và đắp lên nốt sùi mào gà hàng ngày để giảm đau và làm cho các vết thương nhanh khô.
● Ăn trực tiếp hoặc nấu thành dạng chè uống mỗi ngày. Cách này có công dụng bồi bổ khả năng đề kháng từ bên trong.
Cách điều trị bệnh sùi mào gà ở lưỡi và miệng tại nhà
Điều trị sùi mào gà bằng vỏ chuối
Trong các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, vó chuối có chứa nhiều chất hỗ trợ kháng khuẩn và tiêu viêm rất tốt. Do đó, có thể sử dụng để cải thiện các triệu chứng của bệnh sùi mào gà ở miệng.
Cách dùng vỏ chuối để điều trị bệnh sùi mào gà cực kỳ đơn giản:
● Dùng vỏ chuối chà xát lên vị trí các nốt sùi mào gà.
● Lấy băng gạc cố định vỏ chuối lên các nốt sùi mào gà và để qua đêm.
● Kiên trì thực hiện từ 3 đến 4 lần/tuần, bạn sẽ nhận thấy được hiệu quả của phương pháp này.
Điều trị sùi mào gà bằng tỏi
Tỏi là một nguyên liệu dùng để chữa bệnh sùi mào gà quen thuộc và dễ dàng tìm kiếm. Sở dĩ, tỏi được dùng để điều trị căn bệnh xã hội này là vì tỏi chứa một lượng lớn chất allicin. Đây là hoạt chất có tính kháng sinh mạnh và có khả năng tiêu diệt virus HPV.
Dùng tỏi để chữa bệnh sùi mào gà, bạn hãy thực hiện theo các bước sau:
● Giã nát tỏi và ép lấy nước.
● Sử dụng nước ép tỏi bôi lên nốt sùi mào gà từ 4 đến 5 tiếng/lần. Duy trì thực hiện đều đặn trong một khoảng thời gian dài, các nốt sùi mào gà sẽ bắt đầu khô, rụng và lành lại.
Tham khảo thêm: Các hình ảnh bệnh sùi mào gà ở nam và nữ
Điều trị sùi mào gà bằng giấm táo
Trong giấm táo có chứa hàm lượng lớn axit cao. Cho nên khi tiếp xúc với các nốt sùi mào gà sẽ bào mòn và diệt sạch virus HPV. Cách sử dụng giấm táo để điều trị bệnh sùi mào gà ở miệng rất dễ thực hiện:
● Vệ sinh sạch sẽ tại vị trí có nốt sùi mào gà.
● Dùng bông hoặc vải sạch thấm giấm táo và thoa lên các nốt sùi mào gà.
● Thực hiện liên tục vào mỗi buổi sáng và tối, sau một khoảng thời gian bạn sẽ thấy các nốt sùi mào gà khô lại và bắt đầu rụng.
Điều trị sùi mào gà bằng trầu không
Lá trầu không đã được khoa học chứng minh là loại thảo dược có hoạt chất kháng khuẩn và virus cao nên được điều chế thành các chất khử trùng và khử mùi trong y học. Vì vậy, sử dụng lá trầu không để trị bệnh sùi mào gà là phương pháp được nhiều người bệnh lựa chọn.
Đối với cách trị sùi mào gà này, bạn cần thực hiện theo các bước sau đây:
Lấy một ít lá trầu không rửa sạch và ngâm với muối. Sau đó, giã nát và đắp lên vùng da bị tổn thương. Thực hiện từ 4 đến 5 lần trong ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Hoặc người bệnh cũng có thể đun nước lá trầu không tắm rửa mỗi ngày và sát khuẩn toàn cơ thể.
Điều trị sùi mào gà bằng lá tía tô
Trong lá tía tô có chứa hoạt chất kháng khuẩn và kháng viêm tốt. Vì thế, lá tía tô thường được dân gian áp dụng để chữa bệnh sùi mào gà ở miệng.
Lá tía tô có công dụng chữa bệnh sùi mào gà ở miệng hiệu quả
Cách sử dụng lá tía tô để điều trị căn bệnh xã hội này như sau:
● Lấy lá tía tô rửa sạch, ngâm với nước muối khoảng 30 phút, sau đó để cho ráo nước.
● Xay nhuyễn lá tía tô đắp lên vùng bị tổn thương và cố định bằng băng gạc. Thực hiện ít nhất là 2 lần trong ngày. Sau một khoảng thời gian bạn sẽ thấy tình trạng nổi hạt sùi mào gà tại miệng được cải thiện rõ rệt.
Điều trị sùi mào gà bằng khoai tây
Khoa tây là loại thực phẩm thiết yếu và rất dễ dàng tìm kiếm. Trong khoai tây chứa hàm lượng lớn vitamin C, có tác dụng kháng viêm và giảm đau.
Dùng khoai tây để cải thiện tình trạng các nốt sùi mào gà khá đơn giản. Cụ thể:
● Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch và nghiền nát lấy nước.
● Sử dụng nước ép này thoa lên vị trí các nốt sùi mào gà hoặc làm thấm đẫm băng gạc trong nước ép khoai tây rồi đắp lên vết thương.
● Thực hiện liên tục 2 lần trong ngày để bệnh nhanh chóng hồi phục.
Điều trị sùi mào gà bằng tinh dầu tràm
Sử dụng tinh dầu tràm là một cách chữa bệnh sùi mào gà ở miệng tại nhà đơn giản và hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua. Trong tinh dầu tràm chứa nhiều thành phần có công dụng kháng khuẩn, ức chế mầm bệnh gây bệnh và giảm bớt mức độ viêm nhiễm của sùi mào gà tại miệng. Tuy nhiên, trong quá trình dùng tinh dầu tràm, người bệnh cần lưu ý không nên làm dụng quá nhiều. Bởi vì, cơ địa của mỗi người khác nhau, nếu dùng dầu tràm sai cách có thể dẫn đến tình trạng da bị bỏng.
Điều trị sùi mào gà rau sam
Rau sam trong y học cổ truyền mang tính hàn, vị chua và không có độc. Được xem là một loại kháng sinh tự nhiên. Còn trong tây y, rau sam lại giàu vitamin, kẽm, magie, axit folic… giúp thanh lọc cơ thể và có thể điều trị bệnh sùi mào gà .
Cách sử dụng rau sam để chữa bệnh sùi mào gà khá đơn giản và nhanh chóng. Người bệnh có thể chế biến thành món ăn hoặc giã nát rau ra và lấy nước uống mỗi ngày.
Trên đây là tổng hợp 10 cách chữa sùi mào gà ở miệng tại nhà hiệu quả, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình điều trị bệnh. Nếu còn thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ đến phòng khám Đa khoa An Đức theo Hotline 0898498881, (Zalo: 0866087110) hoặc nhấp vào khung chat >> Tư Vấn Trực Tuyến << để được hỗ tốt nhất nhé.