Bạn đã thử nhiều cách trị sẹo thâm ở chân nhưng không thành công, vậy thì hãy thử tham khảo những cách cực hiệu quả dưới đây, bạn sẽ không còn phải lo lắng và tự ti hơn nữa.
Mục Lục Bài Viết
Cách trị sẹo thâm ở chân bằng nguyên liệu tự nhiên.
1. Dầu vitamin E.
Dầu Vitamin E đã được chứng minh rất có hiệu quả trong việc điều trị các vết sẹo, vết thâm, lão hóa sớm và các vấn đề về da khác.
Do nó giúp giữ ẩm và chứa chất chống oxy hóa mạnh mẽ, từ đó giúp sửa chữa da, cải thiện các mô da bị hư hỏng.
Sử dụng bằng cách uống các viên nang dầu vitamin E theo liều lượng phù hợp. Đồng thời cũng bôi dầu vitamin E vào vùng da bị sẹo thâm.
Lưu ý, cần thử nghiệm trước bởi đã có trường hợp bị viêm da hoặc dị ứng khi thoa dầu vitamin E lên da.
2. Bơ ca cao.
Bơ ca cao trị sẹo thâm bằng cách làm mềm da và giữ ẩm cho da; nó không hẳn là trị sẹo thâm nhưng rất tốt để ngăn ngừa sẹo thâm hơn nữa.
Thực hiện bằng cách thoa bơ cao cao lên vết sẹo thâm 2-4 lần/ngày. Nó hiệu quả với các vết sẹo thâm mới hơn so với các vết sẹo thâm lâu năm.
Xem thêm : 5 cách làm kem trị thâm mụn handmade cực đơn giản.
3. Nước chanh.
Chanh có vô số tác dụng làm đẹp, một trong số đó là trị sẹo thâm. Nhờ vào tính tẩy trắng nhẹ nên nó giúp trị sẹo thâm rất tốt.
Không chỉ loại bỏ tế bào da chết, kích thích tái tạo da, giảm ửng đỏ mà nó còn giúp da thêm căng mịn.
Thực hiện bằng cách chà xát vùng da sẹo thâm với các lát chanh tươi, để yên trong vài giờ rồi rửa lại với nước.
Tuy nhiên, nước chanh làm da khô hơn do vậy bạn không nên thực hiện quá 1 lần/ ngày và nên dưỡng ẩm ngay sau đó.
4. Lô hội.
Lô hội rất nổi tiếng trong lĩnh vực làm đẹp da. Phần lớn người ta sử dụng lô hội để điều trị vết bỏng, vết cháy nắng song nó cũng có thể trị sẹo thâm khá tốt.
Nhờ vào đặc tính chống viêm và giữ ẩm tốt, làn da sẽ nhanh chóng được phục hồi.
Sử dụng tương tự như nước chanh, bạn dùng gel lô hội từ cây hoặc trong các loại kem đều có hiệu quả như nhau.
5. Dầu oliu.
Dầu oliu rất giàu vitamin E giúp tái tạo lại các mô da. Ngoài ra nhờ vào các chất béo nên giúp da được mềm mại, các axit sẽ giúp làm tróc những lớp da bị thâm.
Bạn chỉ cần mát xa vùng da bị sẹo thâm với dầu oliu hàng ngày, sau đó rửa lại với nước ấm.
Để tăng hiệu quả, bạn nên thêm một ít dầu hoa tầm xuân, dầu hoa cúc hoặc dầu calendula.
6. Dưa chuột.
Dưa chuột làm dịu, làm mát vùng da bị viêm, phá vỡ các mô sẹo và trắng da. Dưa chuột cực kì an toàn với hầu hết các loại da.
Thái một quả dưa leo thành những lát tròn mỏng rồi đắp lên vết sẹo thâm, để khoảng 20 phút rồi rửa lại với nước. Thực hiện hàng ngày trước khi đi ngủ là tốt nhất.
Xem thêm : Cách trị sẹo mụn bằng lưu huỳnh hữu cơ.
Cách trị sẹo thâm ở chân bằng các sản phẩm trị sẹo.
7. Kem Mederma và Vita-K.
Các loại kem này khá hiệu quả với những vết sẹo thâm lâu ngày và cả những vết rạn da. Tùy thuộc loại sẹo thâm và mức độ của nó, sẽ có những sản phẩm khác nhau.
Nên thoa các loại kem này từ 3-4 lần/ ngày, trong vòng 6 tháng mới có thể nhìn thấy được kết quả.
8. Miếng dán trị sẹo.
Những miếng dán trị sẹo silicone hoạt động bằng cách làm mềm da, lấy đi các phần da bên trên, từ đó làm mờ đi các vết thâm sẹo.
Mỗi lần dán phải để trong khoảng 12 giờ/ ngày, kiên trì dán trong vòng ít nhất 2-3 tháng mới thấy rõ hiệu quả của nó.
9. Kem tẩy trắng.
Các loại kem tẩy trắng sẽ làm mờ đi các vết thâm sẹo nhanh chóng trong thời gian ngắn song bạn nên lựa chọn các loại kem an toàn.
Một số loại sản phẩm có thể gây ung thư da và các vấn đề sức khỏe khác.
Xem thêm : 4 Cách trị sẹo mụn trứng cá tại nhà cực đơn giản.
Cách trị sẹo thâm ở chân bằng phương pháp y tế.
10. Dermabrasion.
Một phương pháp tẩy tế bào da chết bằng cách dùng một bàn chải loại bỏ các lớp trên cùng của sẹo thâm. Sau khoảng vài tuần, lớp da mới sẽ hình thành trở lại.
Đây là một loại phẫu thuật đòi hỏi kỹ thuật cao, trị sẹo thâm ở chân thì bình thường nhưng với những vùng da ở chỗ khác mỏng hơn thì có thể càng gây hại nếu làm không cẩn thận.
11. Mặt nạ hóa học.
Các bác sĩ sẽ đắp lên chân một lớp dung dịch axit, để nó trong vòng vài phút rồi tháo ra. Sau đó, rửa đi và băng bó lại. Khoảng 2 tuần sau, các lớp da cũ sẽ bị bong ra và chỉ còn lớp da mới mịn màng.
Phương pháp này khá đau, cảm giác bỏng rát kéo dài. Bạn sẽ phải bảo vệ vùng da đó thật cẩn thận sau phẫu thuật. Tránh mọi hóa chất khác và ánh nắng Mặt trời.
12. Điều trị laser.
Đây là một phương pháp y tế khá phổ biến trong việc điều trị các vấn đề về da. Các tia laser sẽ đốt cháy các vết sẹo thâm và sau một thời gian lớp da mới sẽ hình thành.
Cách này cực hiệu quả nhưng lại khá tốn kém và đòi hỏi thiết bị công nghệ cũng những tay nghề của bác sĩ phải cao. Nếu không sẽ rất nguy hiểm.
13. Tiêm steroid.
Tiêm steroid là cách trị sẹo thâm ở chân có tỉ lệ thành công cao, nhưng lại chỉ phù hợp với những vết sẹo lồi và chi phí khá cao.
Ngoài ra, bạn sẽ phải thực hiện tiêm nhiều lần, mỗi lần cách nhau khoảng nửa tháng cho đến khi khỏi hoàn toàn.
14. Tiêm collagen.
Tiêm collagen hoặc các chất béo khác rất hữu ích trong việc cải thiện các vết sẹo thâm, đặc biệt là sẹo lồi.
Tuy nhiên, dù rất hiệu quả nhưng lại tùy vào đặc điểm của mỗi người. Bởi việc hấp thụ collagen ở mỗi người là khác nhau.
Quá trình khá tốn kém và tốn nhiều thời gian, ít nhất là 4 tháng.
Xem thêm : 24 cách trị thâm nách tại nhà cực đơn giản và hiệu quả.
Chữa trị sẹo đặc biệt là sẹo lâu năm không phải dễ dàng, đòi hỏi bạn phải kiên trì và sử dụng đúng cách. Hi vọng những cách trị sẹo thâm ở chân trên đây sẽ giúp bạn có được làn da đẹp trở lại như xưa.