Cách làm dầu gấc nguyên chất tại nhà không hề khó và chi phí cũng rất thấp. Dưới đây là những hướng dẫn để làm dầu gấc thủ công, bạn có thể tham khảo.
Mục Lục Bài Viết
Dầu gấc có tác dụng gì?
Dầu gấc là một loại dầu chiết xuất từ quả gấc, cụ thể là phần thịt màu đỏ trong quả gấc.
Dầu gấc nguyên chất chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như : Beta-Caroten (tiền Vitamin A), Lycopen, Vitamin E, các chất béo thực vật như như Oleic, Linoleic, Stearic, Palmitic,… và các vi chất Coban, Sắt, Kẽm, Selen,…
Ví dụ như: lượng Beta-Caroten trong dầu gấc cao gấp 1,8 lần so với dầu gan cá thu, 10 lần so với cà rốt. Lượng Lycopen cao gấp 70 lần so với cà chua.
Dưới đây là một vài tác dụng nổi bật của dầu gấc đã được chứng minh:
- Phòng chữa khô mắt, thoái hóa mắt, giúp mắt sáng và khỏe.
- Phòng chữa sạm da, nám da, mụn trứng cá, da khô, da nổi sần, chóc vảy. Có tác dụng dưỡng da giúp da luôn hồng hào, tươi trẻ và mịn màng.
- Phòng chữa rụng tóc, làm tóc mềm mại.
- Bảo vệ da, giúp chống lại các tác nhân gây hại từ môi trường như nắng nóng, khói bụi, ô nhiễm,…Tránh được các bệnh viêm nhiễm da, ung thư da.
- Bảo vệ tim mạch và các gen trong cơ thể.
- Làm vết thương mau lành, chữa các vết bỏng, vết loét, nứt…
- Ngăn ngừa lão hóa sớm.
- Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt.
Xem thêm : Cách làm DẦU GẤC với 3 bước dễ dàng.
Hướng dẫn cách làm dầu gấc nguyên chất tại nhà
Có rất nhiều quy trình sản xuất dầu gấc khác nhau như sấy khô, ép lạnh, sử dụng dung môi. Để làm dầu gấc nguyên chất tại nhà thì bạn có thể áp dụng 2 cách sau đây. Cách sấy khô thì dễ làm nhưng không đảm bảo được chất lượng. Còn dùng dung môi và ép lạnh thì giúp bảo toàn được phần lớn dinh dưỡng nhưng lại khó làm hơn.
Cách làm dầu gấc từ gấc khô
Cách sấy khô ưu điểm là dễ làm, không tốn kém, nhưng không đảm bảo được vệ sinh, dễ làm mất lycopene và beta-carotene, 2 chất quan trọng nhất trong dầu gấc.
Bước 1 : Chuẩn bị nguyên liệu.
- 1 quả gấc tươi.
- 500ml dầu ăn.
- Chảo, bếp.
- 1 lọ thủy tinh.
- 1 cái đĩa.
- 1 miếng vải mỏng hoặc rá để lọc dầu.
Bước 2 : Thực hiện.
- Bổ đôi quả gấc, tách lấy hạt.
- Đặt hạt gấc lên một cái đĩa đem phơi khô ngoài nắng.
- Khoảng 2-4 tiếng đến khi săn lại là được.
- Dùng dao tách hạt gấc, lấy mỗi phần vỏ màu đỏ.
- Thái hoặc cắt nhỏ phần vỏ đó.
- Làm nóng chảo, đổ dầu ăn vào.
- Đến khi dầu nóng thì cho gấc vào, nhỏ lửa lại.
- Khuấy đều liên tục trong khoảng 10 phút.
- Nhấc chảo ra, để nguội một lúc.
- Dùng một chiếc rá hoặc 1 miếng vải sạch để lọc lấy dầu, bỏ cặn bã đi.
- Cho vào một chiếc lọ thủy tinh, đậy kín.
Xem thêm : 3 cách làm đẹp với dầu gấc cực đơn giản và hiệu quả.
Cách làm dầu gấc với rượu
Cách dùng môi, cụ thể là rượu thì giúp bảo toàn lượng lycopene và beta-carotene trong gấc nhưng lại khó tách rượu ra, từ đó không giữ được mùi gấc đặc trưng.
Bước 1 : Chuẩn bị nguyên liệu.
- 1 quả gấc chín.
- 1 lít rượu nếp.
- Chảo, bếp.
- 1 lọ thủy tinh.
- 1 cái đĩa.
- 1 miếng vải mỏng hoặc rá để lọc dầu.
Bước 2 : Thực hiện.
- Tách bỏ hạt, lấy mỗi phần thịt đỏ của gấc.
- Cho rượu trắng vào với tỉ lệ rượu : gấc là 1,5 :1.
- Cho hỗn hợp vào máy xay sinh tố.
- Sau đó, đổ vào rây, lấy mỗi phần thịt mịn, sánh lỏng bên dưới.
- Đổ vào chảo, đun sôi rồi nhỏ lửa.
- Khuấy đều liên tục, rượu sẽ bay hết, phần còn lại là dầu gấc.
- Đợi đến khi nguội thì cho vào lọ thủy tinh, đậy chặt lại.
Lưu ý:
- Để nơi khô ráo, thoáng mát. Tránh ánh sáng và nhiệt độ cao > 30 °C.
- Dầu gấc nếu làm đúng cách có thể để được 1 năm.
- Nếu ăn hoặc uống thì không dùng quá 2ml/1 ngày đối với người lớn, 0,5-1ml/1 ngày đối với trẻ con.
- Không dùng dầu gấc ăn kèm với các thực phẩm như bí đỏ, cà rốt, đu đủ…để tránh ngộ độc do thừa vitamin A.
Xem thêm : 4 Bước đơn giản tự làm MẶT NẠ GẤC tại nhà.
Với các cách làm dầu gấc nguyên chất tại nhà trên đây, bạn hãy yên tâm rằng nó rất an toàn (vì không dùng các phụ gia và chất bảo quản) và đảm bảo được chất lượng. Chúc bạn thành công nhé!