Sử dụng bàn tay thường xuyên trong các hoạt động phải ma sát hoặc tiếp tục với hóa chất sẽ khiến da bị chai cứng, nứt nẻ. Dưới đây là 7 cách trị chai tay chai chân rất hiệu quả bạn nên biết.
Mục Lục Bài Viết
Chai tay là gì?
Vết chai là vùng da đã bị hóa sừng do sản xuất quá nhiều lớp thượng bì. Nó có màu ngà vàng, khum lên hình tròn hoặc hình bầu dục; sờ vào khá cứng.
Đôi khi lại là vết lõm, vết hằn sâu xuống hoặc bị bong tróc từng mảng.
Chúng thường không mang lại cảm giác gì hoặc ảnh hưởng gì đến cơ thể; chỉ một số ít bị ngứa hoặc bị đau.
Người có làn da bị khô càng dễ bị chai tay, chai chân hơn.
Vết chai thường xuất hiện chủ yếu là ở tay và chân; nguyên nhân là do tiếp xúc và cọ xát lâu ngày với một vật gì đó.
Phổ biến nhất là : bút viết, tay lái xe máy, dụng cụ lao động, giày dép,….
Chai tay thường nhẹ hơn so với chai chân. Chai chân còn có thể do di truyền hoặc do nhiễm khuẩn, do dị vật nào đó kẹt vào.
Nếu biết được chính xác nguyên nhân, các vết chai sẽ được điều trị dứt điểm dễ dàng và không ảnh hưởng gì nghiêm trọng tới sức khỏe.
Xem thêm : Da mặt sần sùi phải làm sao? 7 cách để da mịn hơn sau 1 tuần.
Cách trị chai tay chai chân
1. Rửa tay chân.
- Rửa tay chân mỗi ngày sẽ giúp làm sạch, loại bỏ các lớp da chết và ngăn ngừa nấm, vi khuẩn có hại cho da.
- Tránh sử dụng nước nóng vì sẽ làm da bị khô hơn, sần sùi hơn.
- Tránh sử dụng các loại xà phòng : những loại kháng khuẩn, có cồn, có axit alpha-hydroxy, nặng mùi thơm hoặc bất kì sản phẩm nào gây kích ứng da của bạn.
2. Ngâm tay chân.
- Ngâm tay ngâm chân bằng nước muối ít nhất 10 phút mỗi ngày để giúp tay chân không bị nhiễm nấm, vi khuẩn và bớt mùi hơn.
- Dùng baking soda sẽ giúp làm bong các lớp da chết, giảm ngứa và chữa lành cho da.
- Cho hoa cúc vào nước ngâm chân sẽ giúp da bớt khô hơn, thư giãn hơn.
3. Tẩy tế bào chết.
- Dùng một hòn đá mài để làm bong các lớp chai, các tế bào da chết là cách trị chai tay, chai chân hiệu quả.
- Tuy nhiên, khi chà xát cần nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương da thêm. Nếu kì mạnh, da tay chân có thể bị loét, bong lớp mô bên dưới, chảy máu, sưng đỏ,…
- Ngoài ra, bạn có thể dùng bột bắp, nước chanh, dứa, giấm, aspirin,… để tẩy da chết. Tuy nhiên, cách này không thích hợp với tất cả loại da; nếu thấy bị kích ứng mạnh bạn nên dừng lại.
Xem thêm : DIY: Tự làm kem tẩy tế bào chết toàn thân dễ dàng.
4. Uống đủ nước.
- Nước sẽ giúp làn da không bị khô – điều kiện thúc đẩy da tay bị chai cứng, chai sạn hơn.
- Nước cũng sẽ giúp cung cấp các chất dinh dưỡng cho các mô, thúc đẩy tái tạo và chữa lành cho da.
- Nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Bổ sung cả nước trái cây để da thêm mịn màng, khỏe đẹp.
5. Dưỡng ẩm cho da.
- Đây là cách trị chai tay và chai chân rất hiệu quả. Nên thoa kem vào da sau khi tắm rửa.
- Nên chọn loại kem dưỡng ẩm nhẹ nhàng, không kích ứng da. Tốt nhất là các nguyên liệu tự nhiên như dầu dừa, dầu oliu, jojoba hoặc lòng đỏ trứng…
- Tránh các loại dưỡng ẩm dạng xịt, dạng nước mà nên chọn loại kem hoặc sáp.
- Kem dưỡng ẩm sẽ giúp làm mềm mại da tay và ngăn ngừa các vết chai xuất hiện nhiều hơn.
6. Bảo vệ làn da.
- Nên mang găng tay khi tiếp xúc với các loại hóa chất như bột giặt, nước rửa bát, thuốc tẩy,…
- Vào mùa đông; cũng nên đeo găng tay, tất chân để tránh làn da bị khô, nứt nẻ.
- Tránh đi chân trần ở những địa điểm có hóa chất, rác thải, ô nhiễm,…
Xem thêm : 4 Cách hiệu quả giúp trị da khô vào mùa đông.
7. Giảm thiểu ma sát.
- Các vết chai xuất hiện chủ yếu là do những hành động lặp đi lặp lại tạo ra ma sát giữa da với đồ vật nào đó. Vì vậy bạn cần giảm bớt những hành động này.
- Nếu không thể, hãy đeo đồ bảo vệ như găng tay, băng dính cá nhân (urgo),…
- Với các vết chai ở chân, bạn hãy tạm thời ngừng sử dụng những loại giày dép gây ra chai (giày cao gót, giày da cứng,…) mà thay vào đó là những loại bạn thấy thoải mái hơn khi đi.
- Đây là cách trị chai tay chai chân quan trọng nhất bạn không thể bỏ qua.
Những vết chai thường khá xấu xí và đôi khi sẽ làm bạn bị đau. Hi vọng với những cách trị chai tay chai chân ở trên, da bạn sẽ trở lại mịn màng và mềm mại như ban đầu.