Môi bị khô, nứt nẻ là một tình trạng rất phổ biến, xảy ra với bất kỳ ai. Hầu hết các trường hợp là nhẹ; chỉ một số ít là nghiêm trọng, đòi hỏi phải được điều trị y tế. Bài viết sau đây sẽ đưa ra một số nguyên nhân và cách trị nứt môi hiệu quả. Nếu bạn đang bị nứt nẻ môi, bạn nên tham khảo.
Mục Lục Bài Viết
1. Nguyên nhân môi bị nứt.
Đôi môi của chúng ta không có các tuyến dầu như ở trên da, do đó đôi môi rất dễ bị khô và nứt nẻ.
Nguyên nhân chủ yếu là do không khí xung quanh khô, thiếu độ ẩm, thường hay rơi vào những tháng đầu đông.
Ngoài ra, những điều kiện sau đây cũng góp phần làm tình trạng trở nên tồi tệ hơn, bao gồm :
- Tiếp xúc với ánh nắng Mặt trời thường xuyên.
- Có thói quen liếm môi.
- Lạm dụng các loại son môi và chất tẩy rửa trên khuôn mặt.
- Mất nước lâu dài và suy dinh dưỡng.
- Sử dụng một số loại thuốc hoặc chất bổ sung như : vitamin A, retinoids, lithium, thuốc hóa trị liệu.
- Hút thuốc lá, uống rượu thường xuyên.
Cheilitis – Viêm môi.
Một tình trạng ít gặp hơn, xảy ra với một số người đó là : Cheilitis – được gây ra bởi một sự nhiễm trùng.
Cheilitis rất nghiêm trọng, đôi môi không chỉ khô nứt mà còn có thể lở loét, có các mảng trắng trên bề mặt môi, vết nứt lớn ở khóe miệng, chảy máu,…
Cheilitis thường liên quan đến bệnh Crohn, chấn thương răng và nước bọt được sản xuất quá mức.
Những người niềng răng, đeo răng giả thường xuyên rất dễ bị tình trạng này.
Những điều kiện hiếm gặp khác:
Nếu môi của bạn bị nứt quanh năm, càng trở nên nghiêm trọng khiến bạn đau đớn thì rất có thể điều này bắt nguồn từ một số bệnh dường như không liên quan, chẳng hạn như:
- Bệnh Kawasaki.
- Hội chứng Sjogren.
- Chứng đại hồng cầu.
- Các bệnh lây qua đường tình dục, ví dụ như HIV.
Xem thêm : 10 cách chữa nẻ môi vào mùa đông cực hiệu quả.
2. Cách trị nứt môi tại nhà.
Đôi môi bị khô, nứt nẻ nhẹ thường có thể dễ dàng điều trị tại nhà, thông qua thói quen sống.
- Uống nhiều nước mỗi ngày, trung bình là 8-10 ly nước.
- Hạn chế liếm môi, chạm tay vào môi.
- Không tẩy tế bào chết cho môi, vì nó quá khắc nghiệt.
- Dùng son dưỡng môi có chứa sáp ong, bơ hạt mỡ, dầu dừa, dầu hạnh nhân, vitamin E, glycerin,…
- Hạn chế thoa son môi có màu, có mùi hương nhân tạo.
- Sử dụng kem đánh răng không chứa fluoride.
- Hạn chế ăn đồ ăn mặn, đồ cay.
- Tăng lượng vitamin trong khẩu phần ăn, có nhiều trong các loại rau củ quả.
- Đừng ngủ há miệng.
- Đội mũ, đeo khẩu trang để tránh ánh nắng Mặt trời. Che miệng bằng khăn khi ra bên ngoài thời tiết lạnh.
- Hạn chế thuốc lá, kẹo cao su, rượu và đồ ăn nhẹ chế biến sẵn.
- Dùng một chiếc máy tạo độ ẩm trong phòng.
- Kiểm tra lại loại thuốc đang sử dụng.
Những hành động trên không chỉ là cách trị nứt môi mà còn là cách phòng ngừa nứt môi hiệu quả. Bạn nên thực hiện mỗi ngày.
Xem thêm : 7 cách trị khô môi từ tự nhiên cực kỳ hiệu quả và an toàn.
3. Khi nào cần đi khám bác sĩ?
Nếu thấy những biểu hiện sau đây, bạn nên đi khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có hướng điều trị thích hợp nhất :
- Đôi môi nứt nẻ kéo dài quanh năm, không cải thiện với các biện pháp chăm sóc tại gia.
- Đôi môi màu hồng đậm hoặc đỏ.
- Nứt toác, chảy máu, đau.
- Lở loét.
- Có mảng trắng trên bề mặt.
Xem thêm : 5 cách làm môi căng mọng và hồng xinh tự nhiên từ quế.
Đôi môi nứt nẻ thường là do thời tiết khô, lạnh nhưng đôi khi lại là triệu chứng của một số căn bệnh nghiêm trọng. Hiểu rõ những nguyên nhân gây nứt môi sẽ giúp bạn có cách trị nứt môi hiệu quả và phù hợp nhất; đồng thời ngăn ngừa được các rủi ro khác liên quan.