Cách trị thâm môi bằng kem đánh răng có tốt không? đó là điều mà rất chị em thắc mắc khi đôi môi của mình bỗng nhiên bị thâm và trông thiếu sức sống. Nếu bạn cũng đang rơi vào trường hợp này, bạn sẽ tìm thấy câu trả lời chính xác nhất trong bài viết sau đây.
Mục Lục Bài Viết
Nguyên nhân môi bị thâm
Một đôi môi bị thâm, thiếu sức sống không chỉ thiếu thẩm mỹ mà còn là dấu hiệu cho thấy sức khỏe của bạn đang bị suy giảm hoặc cơ thể đang gặp phải vấn đề nào đó.
Xác định được nguyên nhân chính xác mà mình đang gặp phải sẽ giúp bạn có cách điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.
Sau đây là một vài nguyên nhân thường gặp nhất :
Thuốc lá
Những người có thói quen hút thuốc lá thường có đôi môi bị thâm, khô và nứt nẻ. Lý do là bởi, khói thuốc lá loại bỏ lớp dầu tự nhiên trên môi, đồng thời trong thuốc lá cũng chứa hơn trăm các chất độc hại – gây hư tổn đến các tế bào và các bộ phận trong cơ thể.
Hít phải khói thuốc lá bị động (gián tiếp) cũng mang lại tác hại tương tự như vậy. Do đó, bạn cần tránh môi trường nhiều khói thuốc lá.
Ánh nắng mặt trời
Tia nắng mặt trời gây hại đến tất cả mọi bộ phận trên cơ thể nếu tiếp xúc với nó trong thời gian dài, ngay cả với đôi môi.
Ánh nắng làm tăng sắc tố (melanin) ở môi cũng giống như với làn da vậy. Do vậy, nên hạn chế tiếp xúc với nó, đặc biệt là vào những giờ cao điểm (giữa trưa).
Liếm môi nhiều
Nếu bạn có thói quen liếm môi thường xuyên mỗi ngày, bạn nên cố gắng bỏ nó. Bởi vì nó khiến môi của bạn bị khô, bong tróc, nứt nẻ và dễ bị thâm hơn.
Sử dụng son môi kém chất lượng
Những thỏi son môi mà bạn dùng hàng ngày ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe đôi môi của bạn.
Nếu chúng đã hết hạn sử dụng hoặc chứa nhiều thành phần hóa chất độc hại, thì hẳn nhiên chúng sẽ khiến môi của bạn bị hư hại. Nhẹ là bị thâm môi, nặng hơn có thể nổi mụn nước và sưng phù môi.
Dị ứng
Các sản phẩm chăm sóc da hoặc mỹ phẩm nói chung có thể chứa các chất gây dị ứng. Môi bị thâm là một phản ứng dị ứng không hiếm gặp, thường là do thành phần tạo màu hoặc hương liệu gây ra.
Chỉ cần ngừng sử dụng một thời gian, đôi môi của bạn sẽ trở lại như bình thường.
Cafein
Cafein khiến cho cơ thể dễ bị mất nước hơn bởi vì nó kích thích đi tiểu và chống lại sự hydrat hóa. Do đó nếu bạn là một người nghiện cà phê hoặc các loại đồ uống chứa cafein, đôi môi của bạn rất dễ bị thâm đen.
Thiếu dinh dưỡng
Đôi môi bị thâm có thể là một triệu chứng của thiếu sắt, vitamin B, magie hoặc canxi. Chỉ cần bạn ăn uống đầy đủ, cân bằng dinh dưỡng thì tình trạng sẽ tự biến mất, không có gì phải lo lắng cả.
Ngoài những nguyên nhân trên, còn một yếu tố nữa cũng rất thường gặp đó là : lão hóa. Thời gian trôi đi, tuổi tác gia tăng, không chỉ đôi môi mà các bộ phận khác cũng còn tươi trẻ nữa.
Xem thêm >>> 5 Loại son dưỡng môi tốt nhất hiện nay [Review].
Cách trị thâm môi bằng kem đánh răng có tốt không?
Kem đánh răng có chức năng chính đó là làm sạch răng miệng, tẩy trắng răng và giữ hơi thở thơm mát hơn. Ngoài ra, nó cũng có nhiều tác dụng bất ngờ khác, tùy vào cách sử dụng của mỗi người.
Trong thời gian gần đây, có tin đồn cho rằng : Cách trị thâm môi bằng kem đánh răng khá hiệu quả, nhờ vào tính tẩy trắng của nó. Tuy nhiên, liệu kem đánh răng có công hiệu như vậy thật hay không?
Thực tế, chưa có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh kem đánh răng trị được thâm môi. Ngược lại, kem đánh răng còn gây hại cho môi nếu bạn để nó trên môi trong thời gian dài, cụ thể là : khô môi, bong tróc môi, sưng đỏ, nhạt màu môi hoặc nổi mụn.
Nhiều người vội tin vào mẹo này vì nó rất đơn giản, không đắt đỏ và một phần kem đánh răng là vật dụng có ở mọi gia đình ngày nay.
Đôi môi thực tế nhạy cảm hơn chúng ta tưởng rất nhiều, do vậy bạn không nên thử nghiệm Cách trị thâm môi bằng kem đánh răng không an toàn này, quá nhiều rủi ro và không đáng tin cậy.
Còn nếu bạn vẫn băn khoăn và nghi ngờ, hãy thử liên hệ trực tiếp đến những người đã nói rằng : họ đã thành công trong việc trị thâm môi bằng kem đánh răng. Dù đúng hay sai, bạn cũng sẽ nhận được những lời khuyên bổ ích.
Xem thêm >>> 5 cách trị thâm môi bằng mật ong nhanh và siêu đơn giản.
Tóm lại, cách trị thâm môi bằng kem đánh răng là không tốt, không hiệu quả và do đó không nên thử nghiệm. Thay vào đó, hãy xác định nguyên nhân chính xác khiến đôi môi của bạn trở nên như vậy và điều trị tận gốc. Mong rằng đôi môi của bạn sẽ mau chóng khỏe mạnh và xinh đẹp trở lại.