Da nhiễm corticoid là rất nghiêm trọng, đặc biệt nếu đó là vùng da ở khuôn mặt. Nếu bạn đang nghi ngờ mình bị rơi vào tình huống này, hãy kiểm tra những dấu hiệu sau đây và nắm vững cách khắc phục.
Mục Lục Bài Viết
Corticoid là gì?
Corticoid hay Corticosteroid là một loại hormone steroid được sản xuất bởi vỏ thượng thận bên trong cơ thể con người.
Có hai loại corticosteroids chính đó là : glucocorticoid và mineralocorticoid có liên quan đến một loạt các quá trình sinh lý, bao gồm phản ứng stress, miễn dịch và điều hòa viêm, chuyển hóa carbohydrate, dị hóa protein, mức độ điện giải máu và hành vi.
Corticoid mà chúng ta thường nhắc đến chính là loại được tổng hợp nhân tạo, thường có trong các loại thuốc điều trị bệnh về da, ví dụ như : phát ban, viêm da, ngứa, chàm và bệnh vẩy nến.
Corticoid có ở nhiều dạng, bao gồm : dạng bôi thoa, dạng hít, dạng uống, dạng tiêm. Trong đó, phổ biến nhất là dạng bôi. Những sản phẩm có chứa Corticoid ở dạng này thường được bày bán sẵn trên thị trường, chúng ta có thể tự mua về và tự sử dụng.
Corticoid dạng bôi/thoa trực tiếp không chỉ có trong các loại thuốc mỡ, kem bôi, gel, kem dưỡng da mà nó còn có trong dầu gội đầu, nước xịt, bọt, dầu, dung dịch,…và các loại mỹ phẩm khác với nhiều tỉ lệ khác nhau.
Xem thêm >>> Da bị dị ứng mỹ phẩm : dấu hiệu, phân loại và cách chữa trị.
Dấu hiệu da nhiễm Corticoid
Khi sử dụng quá mức một loại thuốc hoặc sản phẩm nào đó có chứa corticoid, cụ thể là khi thoa lên da, bạn có nguy cơ bị nhiễm độc Corticoid và thường thì da của bạn sẽ có phản ứng ngay lập tức.
Những dấu hiệu da nhiễm corticoid bao gồm :
- Ngứa.
- Sưng đỏ da.
- Nám da.
- Rát da.
- Da nhạy cảm hơn.
- Da nhăn nheo.
- Khô da.
- Phát ban, nổi mụn.
Đôi khi có thể bạn không nhận thấy, nhưng khi đi ra ngoài trời nắng, gió, bụi, tiết trời lạnh hoặc điều kiện bất thường, da của bạn dường như “không thể chịu nổi”.
Sử dụng về lâu về dài các loại thuốc hoặc mỹ phẩm chứa corticoid, da của bạn có thể bị “nghiện” nó. Nếu ngừng không sử dụng nữa, da trở nên xấu khủng khiếp, tụt dốc nghiêm trọng, khiến bạn bắt buộc phải tiếp tục sử dụng chúng.
Thậm chí, bạn có thể bị mất màu da (đổi màu da), suy giảm tế bào da và tăng nguy cơ nhiễm trùng da. Tình trạng này xảy ra khi corticoid quá liều, dẫn đến “ngộ độc”.
Xem thêm >>> Cách trị dị ứng mỹ phẩm ở khuôn mặt hiệu quả và an toàn.
Cách khắc phục khi da nhiễm corticoid
Dưới đây là những hướng dẫn cơ bản nhằm điều trị và khôi phục lại làn da sau khi nhiễm corticoid :
- Điều đầu tiên, nên ngừng sử dụng tất cả những sản phẩm chứa corticoid. Tuy nhiên, tránh ngưng đột ngột và nên từ từ, dần dần.
- Hạn chế sử dụng tất cả loại mỹ phẩm, từ phấn trang điểm cho đến các sản phẩm chăm sóc da thông thường.
- Tránh tuyệt đối dùng các loại thuốc, kem trị mụn hoặc chống lão hóa,…vì lúc này da đang rất nhạy cảm.
- Vệ sinh da sạch sẽ mỗi ngày, bằng nước sạch thông thường, hoặc dùng thêm một số loại sản phẩm tẩy rửa có tính tẩy nhẹ nhàng, ít gây kích ứng.
- Hạn chế chà xát, chạm tay vào vùng da đang bị nhiễm corticoid.
- Uống nhiều nước đều đặn mỗi ngày, để tăng cường thải độc cho da.
- Tránh để da tiếp xúc với điều kiện khắc nghiệt, ví dụ như : nắng, gió lạnh, bụi bẩn,…Khi đi ra ngoài đường phải bảo vệ da.
- Ăn nhiều các loại rau củ quả, vì chúng chứa nhiều vitamin và các chất chống oxy hóa.
- Vận động đều đặn để tăng cường lưu thông máu dưới da, từ đó tăng tốc độ tự chữa lành của da.
- Ngủ đủ giấc 8-9 tiếng/ngày, nên ngủ sớm, thời gian từ 22h-4h là lúc các tế bào da đang tái tạo và tự sửa chữa.
Xem thêm >>> Cách chăm sóc da mặt : 7 Lời khuyên sẽ THAY ĐỔI làn da của bạn.
Hy vọng rằng, qua những thông tin trên, các bạn đã nắm được rõ dấu hiệu da nhiễm corticoid và biết được cách khắc phục hiệu quả nhất.