Da nổi mẩn đỏ và ngứa là một tình trạng tương đối phổ biến, có thể xảy ra đối với mọi lứa tuổi. Nguyên nhân gây ra rất đa dạng, mức độ nặng hay nhẹ tùy thuộc vào nguyên nhân và sức khỏe của mỗi người.
Mục Lục Bài Viết
Nguyên nhân da nổi mẩn đỏ và ngứa
Chúng ta thường nghĩ làn da là một lớp “lá chắn” hoàn hảo – bảo vệ cơ thể chúng ta khỏi những tác nhân bên ngoài. Tuy nhiên, da của chúng ta cũng ẩn chứa rất nhiều các tế bào đặc biệt của hệ miễn dịch.
Những tế bào này bảo vệ da và cơ thể chống lại virus, vi khuẩn và các mối đe dọa khác. Bất cứ khi nào các tế bào này phát hiện ra một thứ gì đó đáng ngờ, chúng sẽ bắt đầu phản ứng dây chuyền dẫn đến tình trạng da bị nổi mẩn đỏ và có thể kèm theo ngứa.
Dưới đây là những nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng da nổi mẩn đỏ và ngứa, mời các bạn tham khảo :
1. Viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa được xem là bệnh do hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức gây ra. Triệu chứng đặc trưng là khô, ngứa da, da nổi ban đỏ, các nốt mẩn đỏ này có thể chứa dịch bên trong.
Bệnh thường theo suốt cuộc đời, phổ biến hơn ở trẻ sơ sinh và trẻ em. Người bị tình trạng này có nhiều khả năng bị viêm mũi dị ứng và hen suyễn.
2. Viêm nang lông
Viêm nang lông xảy ra khi các nang lông bị nhiễm bệnh, thường do vi khuẩn tụ cầu vàng Staphylococcus hoặc các loại vi khuẩn khác gây ra. Nó khiến da nổi mẩn đỏ và ngứa ở những vùng nhất định.
Một loại biến thể khác của viêm nang lông còn được gọi là viêm nang lông bồn tắm nóng (do tiếp xúc với vi khuẩn trong bồn tắm nước nóng) và ngứa đinh râu (kích ứng da khi cạo râu).
Nhiễm trùng nặng có thể gây rụng tóc vĩnh viễn và để lại sẹo trên da.
3. Viêm xơ chai đường mật nguyên phát
Ống dẫn mật có chức năng dẫn dịch mật từ gan hoặc từ túi mật xuống ống tiêu hóa. Viêm xơ chai đường mật nguyên phát là bệnh được đặc trưng bởi tình trạng viêm và xuất hiện sẹo trong các ống dẫn mật, thu hẹp đường mật khiến quá trình lưu thông mật bị chặn.
Xơ gan và suy gan có thể xảy ra cùng lúc. Bệnh có thể tiến triển thành ung thư ống mật ở khoảng 15% bệnh nhân. Rối loạn này thường kết hợp với bệnh viêm ruột.
4. Ứ mật gan thai kỳ
Là hiện tượng ứ mật trong gan trong quá trình mang thai, do dòng chảy của mật từ túi mật tới ruột non bị làm chậm lại hoặc bị chặn.
Rối loạn này thường xảy ra trong ba tháng cuối của thai kỳ. Bệnh không gây nguy hiểm cho người mẹ nhưng có thể gây hại cho thai nhi.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc rối loạn này bao gồm : tiền sử gia đình có người mắc rối loạn này, mang đa thai (sinh đôi, sinh ba,…) và tổn thương gan trước đó ở người mẹ.
Xem thêm >>> Da mặt bị đỏ và rát : những nguyên nhân thường gặp nhất.
5. Nhiệt độ
Nhiệt độ nóng quá hoặc lạnh quá cũng có thể khiến da nổi mẩn đỏ và ngứa, đặc biệt là với những người sở hữu làn da nhạy cảm.
– Nổi mẩn đỏ do nhiệt (phát ban nhiệt) là hiện tượng da nổi ửng đỏ hoặc hồng trên các vùng của cơ thể, xảy ra khi thời tiết quá nóng, độ ẩm cao. Tuyến mồ hôi bị chặn dẫn đến khó chịu và ngứa ngáy. Phát ban nhiệt thường gặp ở trẻ sơ sinh hoặc người lớn sống trong môi trường khí hậu nóng ẩm.
– Nổi mề đay là một phản ứng viêm của da. Nó xảy ra khi dai tiếp xúc với nhiệt độ lạnh, cơ thể người bệnh sẽ nổi mề đay (dị ứng thời tiết), đây cũng có thể do di truyền, do nhiễm virus hoặc mắc một số bệnh lý liên quan. Các triệu chứng khác có thể xuất hiện như sốt và đau khớp. Các vết mẩn đỏ sẽ nổi khi tiếp xúc với không khí lạnh và có thể kéo dài vài giờ đến vài ngày. Điều này có thể xảy ra thường xuyên.
6. Nhiễm sán
Bệnh sán máng (còn gọi là bilharzia, bilharziosis hay sốt ốc) là một bệnh do nhiễm một số loài sán thuộc giống Schistosoma.
Mặc dù tỷ lệ tử vong do bệnh này là rất thấp, song bệnh sán máng thường diễn tiến mạn tính, có thể gây tổn thương nhiều cơ quan phủ tạng của cơ thể, trên trẻ em chúng gây chậm phát triển và trì trệ về tinh thần, nhận thức.
Thể sán máng trên đường tiết niệu có liên quan đến tăng nguy cơ cao ung thư bàng quang trên người trưởng thành.
Bệnh rất hay gặp ở châu Á, châu Phi và khu vực Nam Mỹ, đặc biệt ở những vùng có nhiều ốc nước ngọt – điều kiện và vật chủ trung gian gây bệnh sán máng.
Bệnh sán máng tác động đến nhiều người tại các quốc gia đang phát triển. Trẻ em hay mắc phải do bơi lội hoặc chơi đùa trong các vùng nước nhiễm mầm bệnh.
7. Dị ứng
Dị ứng là phản ứng bất thường của hệ miễn dịch đối với một số loại chất lạ, được gọi là chất gây dị ứng.
Thời gian đầu việc tiếp xúc với các chất gây dị ứng có thể không tạo ra bất kỳ triệu chứng bất thường nào. Tuy nhiên, theo thời gian, hệ thống miễn dịch của cơ thể bắt đầu hình thành kháng thể đối với các chất gây dị ứng này nên các triệu chứng khi tiếp xúc với các chất đó dần thay đổi, trở nên nghiêm trọng hơn.
Các triệu chứng khi tiếp xúc với chất gây dị ứng có thể là : da nổi mẩn đỏ và ngứa, hắt hơi, hô hấp khó khăn, sốc hoặc thậm chí là tử vong.
Có nhiều thứ có thể gây ra phản ứng dị ứng : phấn hoa, lông thú nuôi, nước hoa, thực phẩm, mỹ phẩm, thuốc,vv…..
Xem thêm >>> Viêm da dị ứng ở mặt : 6 điều cơ bản cần biết để điều trị hiệu quả,
8. Côn trùng đốt
Côn trùng có mặt ở khắp mọi nơi, khi nó chích hoặc đốt vào da, vùng da đó có thể bị nhiễm vi khuẩn, vi rút hoặc độc tố từ côn trùng. Kết quả là nó gây ra phản ứng miễn dịch của làn da, khiến da nổi mẩn đỏ và ngứa.
Những loại côn trùng phổ biến gây ra tình trạng này bao gồm : bọ chét, chấy, rận, ghẻ,…
9. Nhiễm nấm
Nấm phát triển như nấm men hoặc nấm mốc. Nấm thường gây bệnh ở người qua con đường hít phải bào tử vào phổi, hoặc qua tiếp xúc trên da.
Nấm (nấm men) gây nhiễm trùng âm đạo có thể phát triển sau khi uống thuốc kháng sinh.
Nhiễm nấm da có thể được tìm thấy ở các khu vực: trên da đầu, trong khu vực mọc râu của đàn ông, bẹn, giữa các ngón chân.
Nấm da nhẵn được gây ra bởi các nấm mốc, xảy ra ở mọi lứa tuổi và thường gặp ở trẻ em. Nấm da nhẵn phát triển mạnh trong môi trường ẩm ướt và lây lan dễ dàng qua việc tiếp xúc với người bệnh.
10. Nhiễm ký sinh trùng
Một số loại ký sinh trùng cư trú ở trên da, tóc, cơ thể, cơ quan sinh dục của con người hoặc động vật. Chúng sinh sống bằng cách hút máu vật chủ, gây ra sự khó chịu, da nổi mẩn đỏ và ngứa. Nguyên nhân gián tiếp thường là do lối sống mất vệ sinh.
11. Hội chứng Steven Johnson
Hội chứng Steven Johnson là tình trạng tổn thương hồng ban đa dạng ở da và niêm mạc, có thể đe dọa đến tính mạng, thường khởi phát đột ngột với những tổn thương ngoài da kiểu hồng ban phỏng đa dạng, nổi mẩn đỏ, ngứa, có trầy da nhiều chỗ.
Kèm theo đó là những tổn thương niêm mạc lan tỏa gây viêm lở loét các hốc tự nhiên như viêm loét chảy máu trong miệng và quanh miệng, viêm kết mạc, chảy máu dưới kết mạc, loét giác mạc, viêm đường sinh dục-tiết niệu…
Rối loạn này thường là phản ứng dị ứng của cơ thể với một số loại thuốc hoặc với nhiễm trùng. Các loại thuốc phổ biến nhất gây ra hội chứng này liên quan đến thuốc sulfa, tetracycline, amoxicillin, ampicillin, thuốc chống động kinh, thuốc chống viêm không steroid / NSAIDs (ibuprofen, naproxen) và allopurinol.
12. Bệnh vảy phấn hồng
Là một dạng phát ban da phổ biến, ảnh hưởng chủ yếu đến những người trẻ. Phát ban thường có màu đỏ, có vảy, những đốm nhỏ màu hồng có thể lan tới ngực và bụng, cánh tay và chân, gây ngứa. Bệnh thường kéo dài 6-8 tuần nhưng có thể diễn ra trong 3 tuần hoặc kéo dài hơn 2 tháng.
13. Bệnh tế bào Mast
Mastocytosis hay bệnh tế bào Mast được gây ra bởi sự tăng trưởng bất thường của các tế bào mast (những tế bào chống viêm được tạo từ tủy xương) gây histamine hóa.
Histamine gây sưng, ngứa và tấy đỏ và là một trong những chất gây phản ứng dị ứng. Rối loạn này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường thấy nhất ở trẻ em. Bệnh thường tự biến mất trong tuổi dậy thì.
14. Bệnh ấu trùng di chuyển ngoài da
Là tình trạng phát ban da do da bị nhiễm ký sinh trùng (giun tròn). Yếu tố nguy cơ bao gồm tắm nắng hoặc đi chân trần trong vùng nhiệt đới, sở thích hoặc nghề nghiệp đòi hỏi phải tiếp xúc với đất cát nhiều. Nó có thể khiến da nổi mẩn đỏ và ngứa toàn thân.
Xem thêm >>> Da mặt bị ngứa và nổi mụn sẽ hết chỉ với 7 bước đơn giản sau.
Biết được nguyên nhân chính xác gây ra sẽ giúp bạn có hướng điều trị phù hợp và hiệu quả. Chúc bạn mau khỏi bệnh nhé!