Giang mai là một trong những căn bệnh xã hội có tỷ lệ lây nhiễm cao và cực kỳ nguy hiểm. Một khi mắc bệnh giang mai, sức khỏe, tâm lý của người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thậm chí có thể dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời. Chính vì vậy, để ngăn chặn biến chứng nặng nề nhất xảy ra, bạn nên tìm hiểu về bệnh giang mai là gì? Nhất là dấu hiệu bệnh giang mai giai đoạn đầu để có thể phát hiện bệnh sớm. Ở bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ thông tin chi tiết về căn bệnh này đến bạn đọc.
Mục Lục Bài Viết
Bệnh giang mai là gì?
Giang mai là một trong những căn bệnh xã hội phổ biến, do xoắn khuẩn Treponema Pallidum gây ra. Vi khuẩn giang mai xâm nhập trực tiếp vào cơ thể thông qua con đường tình dục không an toàn, qua các vết xước trên da và niêm mạc khi tiếp xúc với dịch tiết từ tổn thương giang mai. Ngoài ra, xoắn khuẩn giang mai còn có thể truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ bào thai ở tháng thứ 4 trở lên. Xoắn khuẩn Treponema Pallidum sẽ xâm nhập vào máu của thai nhi qua dây rốn liên kết với người mẹ.
Hình ảnh bệnh giang mai
Do cấu tạo bộ phận sinh dục ở dạng mở nên chị em phụ nữ dễ bị lây nhiễm các bệnh tình dục nói chung và bệnh giang mai nói riêng cao hơn so với phái mạnh. Nếu phái nữ có dấu hiệu bệnh giang mai mà không điều trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm. Vi khuẩn giang mai tấn công sang các cơ quan sinh sản, gây viêm nhiễm và loét loét tại những bộ phận này. Vì cơ quan sinh dục bị tổn thương nên khả năng mang thai tự nhiên của nữ giới gần như bằng không. Về lâu dài, chị em phụ nữ có thể đối mặt với biến chứng nặng nhất là vô sinh, mất đi vĩnh viễn thiên chức được làm mẹ.
Triệu chứng bệnh giang mai qua các giai đoạn
Giang mai là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, có thể gây tử vong bất cứ lúc nào. Cho nên nếu có xảy ra quan hệ tình dục dù ở hình thức nào (bằng hậu môn, miệng hay làm tình bình thường) thì bạn cũng nên theo dõi sức khỏe bản thân. Đồng thời, tìm hiểu và nắm rõ những dấu hiệu bệnh giang mai giai đoạn đầu để có thể kịp thời điều trị bệnh, ngăn chặn những hệ lụy trầm trọng xảy ra.
Theo chia sẻ của chuyên gia y tế, triệu chứng của bệnh giang mai thường không rõ ràng, có thể tự biến mất sau một thời gian. Do đó, người bệnh rất dễ mang tâm lý chủ quan và xem nhẹ bệnh. Dẫn đến chậm trễ trong vấn đề thăm khám và chữa bệnh.
Thông thường, những dấu hiệu bệnh giang mai là xuất hiện các tổn thương ngoài da dưới nhiều hình thức khác nhau.
● Các vết loét giang mai có thể là hình tròn hoặc hình oval, xuất hiện trên bộ phận sinh dục của nam và nữ giới như: dương vật, âm đạo và xung quanh cơ quan hậu môn. Ngoài ra, chúng có thể hình thành tại những bộ phận khác trên cơ thể: miệng, tay và chân.
● Nổi mẩn đỏ giống như phát ban và chủ yếu tập trung ở hai lòng bàn tay hoặc bàn chân.
● Người bệnh có triệu chứng toàn thân mệt mỏi, đau khớp, nhức đầu, nhiệt độ cơ thể tăng cao, nổi hạch ở cổ…
Triệu chứng bệnh giang mai qua các giai đoạn
Các dấu hiệu bệnh giang mai không xuất hiện ồ ạt mà chúng hình thành theo từng giai đoạn. Cụ thể:
Giai đoạn đầu
Giai đoạn khởi phát của bệnh giang mai có thời gian ủ bệnh khoảng 21 ngày kể từ lúc tiếp xúc với xoắn khuẩn Treponema Pallidum. Trong thời kỳ này, cơ thể người bệnh xuất hiện những săng giang mai đặc trưng sau:
● Săng chính là các vết loét cứng, có hình tròn và kích thước khoảng 0.3m đến 3cm. Chúng nổi ở nhiều vị trí trên cơ thể nhưng chủ yếu là ở môi lớn, môi bé, cổ tử cung, âm đạo, dương vật, quy đầu…. Các nốt mụn giang mai không gây ngứa và đau cho người bệnh. Khi người bệnh nặng những nốt mụn giang mai sẽ tiết ra dịch chứa nhiều xoắn khuẩn.
● Sau 3 đến 5 ngày xuất hiện các dấu hiệu bệnh giang mai như: vết loét lớn và ở vùng lân cận sẽ bắt đầu nổi nhiều hạch nhỏ. Các vết loét này thường tự biến mất trong vòng 3 đến 6 tuần và không để lại bất cứ biến chứng gì. Còn hạch có xu hướng phát triển với kích thước to trong thời gian dài rồi cũng tự tiêu biến.
Nếu lúc này người bệnh không điều trị bệnh giang mai, xoắn khuẩn có thể xâm nhập vào máu. Lúc này, cơ thể sản sinh kháng thể và người bệnh đã có thể chẩn đoán giang mai qua xét nghiệm huyết thanh.
Giai đoạn phát triển
Giang mai giai đoạn 2 bắt đầu vào khoảng 45 ngày sau thời kỳ 1. Lúc này, xoắn khuẩn tồn tại ở khắp cơ thể và gây ra những dấu hiệu bệnh giang mai sau đây:
● Trên da xuất hiện các phát ban đối xứng màu hồng nhạt, trong như vết dát tròn, ấn vào sẽ biến mất và không gây ngứa ngáy. Những vết mụn đỏ tập trung chủ yếu ở hai bên mạn sườn, ngực, tay và bụng. Sau một thời gian, các phát ban đỏ to lên, mưng mủ và liên kết thành hình súp lơ hoặc quả dâu tây.
● Các sẩn giang mai có dạng vảy nến, sẩn hoại tử… tập trung thành một mảng lớn và khi cọ xát nhiều sẽ gây chảy máu. Sẩn xuất hiện toàn thân nhưng nhiều nhất là ở hai tay và chân.
● Hình thành các tổn thương khác như nốt phỏng nước hoặc trông giống như mụn cóc ở khu vực ẩm ướt của cơ thể.
● Vào giai đoạn phát triển, dấu hiệu bệnh giang mai còn có thể nhận biết thông qua những triệu chứng ở cơ thể như: mệt mỏi, rụng tóc, đau cơ, đau họng…
Nếu không điều trị bệnh giang mai, các triệu chứng ở giai đoạn 2 sẽ biến mất sau 2 đến 6 tuần. Nhưng vài tháng sau sẽ tái phát trở lại và kéo dài lên đến 2 năm.
Tham khảo thêm: Chi phí chữa bệnh giang mai ở Thanh Hóa là bao nhiêu?
Giai đoạn tiềm ẩn
Sau giai đoạn 2, người bệnh sẽ bước vào thời kỳ tiềm ẩn. Lúc này, trên có thể không xuất hiện bất cứ triệu chứng nào cả. Vì vậy, giai đoạn này khó có thể lây lan sang người khác. Bên cạnh đó, vì giai đoạn này không có biểu hiện gì nên người bệnh hay chủ quan, nghỉ rằng bệnh đã khỏi nên không đến cơ sở y tế điều trị.
Giai đoạn biến chứng
Giai đoạn cuối của bệnh giang mai diễn ra từ 10 năm đến 20 năm sau khi nhiễm bệnh. Vào thời kỳ này, vi khuẩn Treponema Pallidum đã xâm nhập vào khắp cơ thể và gây tổn thương não, hệ thần kinh, tim, mạch máu, gan…
Các dấu hiệu bệnh giang mai ở giai đoạn 3 khác trầm trọng: người bệnh có thể bị mất trí nhớ, dáng đi bất thường, tê tứ chi, mù lòa, viêm động mạch chủ, bại liệt, rối loạn tâm thần, hoặc thậm chí là tử vong… Trước đây, có khoảng 25% trường hợp mắc bệnh giang mai chuyển sang giai đoạn cuối. Tuy nhiên, nhờ sự phát triển của y học mà tỷ lệ đã giảm đi rất nhiều.
Phòng khám điều trị bệnh giang mai hiệu quả
Nếu cơ thể có những dấu hiệu bệnh giang mai kể trên, bạn hãy đến phòng khám Đa khoa An Đức để bác sĩ kiểm tra và đưa ra lộ trình điều trị tốt nhất. Đây là cơ sở y tế có đầy đủ giấy phép hoạt động và chứng chỉ hành nghề nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng. Không những vậy, khi đến trực tiếp phòng khám để chữa bệnh giang mai, bệnh nhân còn nhận được nhiều dịch vụ y tế chuyên nghiệp sau:
Điều trị bệnh giang mai hiệu quả tại phòng khám Đa khoa An Đức
☘ Được y bác sĩ tài giỏi, dày dặn kinh nghiệm và có trình độ chuyên môn cao thăm khám.
☘ Không phải mất thời gian chờ đợi lâu vì Đa khoa An Đức đã cải tiến quy trình thăm khám bệnh trở nên nhanh chóng và đơn giản.
☘ Tất cả các khoản chi phí thăm khám và điều trị bệnh tại phòng khám An Đức được niêm yết theo quy định của cơ quan chức năng và luôn thông báo minh bạch đến bệnh nhân.
☘ Thời gian làm việc linh hoạt, từ 7h30 đến 19h30 vào tất cả các ngày trong tuần, bao gồm những ngày lễ tết.
Trên đây là tổng hợp những thông tin về bệnh giang mai, dấu hiệu bệnh giang mai giai đoạn đầu và địa chỉ điều trị bệnh tốt nhất. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để phòng tránh cũng như chữa trị bệnh kịp thời. Nếu còn câu hỏi nào cần được chuyên gia y tế tư vấn thì bạn hãy liên hệ đến phòng khám Đa khoa An Đức theo Hotline 0898498881, (Zalo: 0866087110) hoặc nhấp vào khung chat >> Tư Vấn Trực Tuyến << nhé.