Cách vệ sinh bao quy đầu cho trẻ sơ sinh không quá khó nhưng nếu thực hiện sai cách có thể gây ra nhiều tác hại nguy hiểm. Vì thế, mẹ hãy tham khảo hướng dẫn cách vệ sinh bao quy đầu an toàn cho trẻ sơ sinh trong bài viết dưới đây để ngăn chặn những hậu quả không mong muốn xảy ra cho con.
Mục Lục Bài Viết
Tìm hiểu cấu tạo của bao quy đầu ở bé trai
Bao quy đầu là lớp da bao bọc xung quanh dương vật của bé trai, gồm hai lớp: lớp da bên ngoài và lớp niêm mạc bên trong. Trước khi bé chào đời, bao quy đầu và đầu dương vật dính chặt lại với nhau như một thể thống bởi một lớp màng được gọi là Synechia. Màng hay mô liên kết này sẽ biến mất một cách tự nhiên khi bé lớn lên.
Hình ảnh bao quy đầu ở trẻ sơ sinh
Trên thực tế, có khi phải mất đến 5 năm đến 10 năm hoặc lâu hơn, quá trình tách mới hoàn thành và bao quy đầu mới có thể lộn được khỏi “cậu nhỏ” về phía bụng. Nếu đến khi bé trai bước sang tuổi trưởng thành mà bao quy đầu không tự tuột xuống thì nên đến cơ sở y tế thăm khám và can thiệp kịp thời. Bởi vì, có thể bé trai đang bị hẹp hoặc dài bao quy đầu. Tình trạng này có thể gây ra sự bất tiện và khó khăn cho nam giới trong sinh hoạt hàng ngày.
Tác hại của việc không vệ sinh bao quy đầu
Vùng kín là khu vực nhạy cảm, dễ bị vi khuẩn có hại tấn công nên bố mẹ cần vệ sinh cơ quan sinh dục cho con thường xuyên. Nếu bố mẹ chủ quan, lơ là trong việc vệ sinh bao quy đầu nói chung và vùng kín của con nói riêng có thể dẫn đến nhiều hệ lụy sau:
✗ Viêm đau và đỏ bao quy đầu: Các nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng này bao gồm các chất kích như tắm bong bóng hoặc tã bẩn.
✗ Nhiễm trùng: Đây là tình trạng thường hay gặp nhất do không vệ sinh bao quy đầu gây ra, gồm viêm sau và viêm balan.
✗ Phimosis: Bao quy đầu bị bó chặt bất thường, khiến cho cơ quan này không thể co rút lại được.
✗ Paraphimosis: Rút bao quy đầu vĩnh viễn.
✗ Xuất hiện khối u: Mặc dù trường hợp này hiếm khi xảy ra nhưng lại cực kỳ nguy hiểm vì có thể đây là khối u ung thư.
Ngoài ra, việc không vệ sinh bao quy đầu sạch sẽ có thể gây chấn thương dây kéo bao quy đầu và bị nhiễm trùng mãn tính, ảnh hưởng đến việc đi tiểu tiện.
Hướng dẫn cách vệ sinh bao quy đầu cho trẻ sơ sinh
Với những tác hại khôn lường của việc không vệ sinh bao quy đầu cho bé trai gây ra thì các bộ mẹ cần hết sức lưu ý đến vấn đề này. Tuy nhiên, khi thực hiện vệ sinh bao quy đầu cho con, bố mẹ nên tiến hành cách vệ sinh bao quy đầu cho trẻ sơ sinh theo khuyến cáo từ chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn và tránh gây tổn thương cho vùng kín bé. Cụ thể như sau:
✜ Vệ sinh bao quy đầu cho bé trai khi chưa lộn được bao quy đầu
Mẹ cần lưu ý rằng, bao quy đầu là vùng da bao phủ giúp bảo vệ phần cuối của dương vật và không cần chăm sóc đặc biệt. Đồng thời, bố mẹ cũng không được dùng lực để vuốt ngược bao quy đầu về phía bụng cũng như không tìm cách rửa đầu dương vật bằng tăm bông, xối nước mạnh và dùng thuốc diệt khuẩn. Bởi vì những điều này có thể khiến dương vật bị tổn thương và nhiễm trùng. Thay vào đó, bố mẹ chỉ cần dùng nước sạch và xà phòng để rửa bên ngoài là đủ.
Không cần phải làm sạch phía trong bao quy đầu dương vật mà chỉ cần rửa chúng giống như bất kỳ bộ phận nào khác trên cơ thể trẻ sơ sinh. Bố mẹ lưu ý, nhớ rửa hết xà bông bằng nước sạch rồi dùng khăn mềm lau khô.
Hướng dẫn cách vệ sinh bao quy đầu cho trẻ sở sinh chuẩn nhất
✜ Vệ sinh bao quy đầu cho bé trai đã lộn được bao quy đầu
Đối với cách vệ sinh bao quy đầu cho trẻ sơ sinh đã lộn được bao quy đầu, bố mẹ sẽ tiến hành theo các bước như sau:
➭ Vuốt ngược da quy đầu một cách thật nhẹ nhàng về phía bụng và rửa phần ở dưới rồi lau khô bằng khăn mềm.
➭ Rửa sạch bên dưới bao quy đầu bằng xà phòng dành cho trẻ sơ sinh và nước ấm.
➭ Lau nhẹ nhàng vuốt xuôi bao quy đầu trở về vị trí cũ.
✜ Dạy bé trai tự vệ sinh dương vật
Một khi bé đã có ý thức về cơ thể, bố mẹ nên hướng dẫn con vệ sinh bao quy đầu đúng cách để ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm xảy ra cho cơ quan này. Theo đó, bố mẹ hãy chỉ dẫn bé từ từ về cách vệ sinh bao quy đầu cho trẻ sơ sinh như sau:
➭ Nhẹ nhàng trượt bao quy đầu ngược về phía bụng.
➭ Rửa sạch đầu dương vật và nếp gấp bên trong bao quy đầu bằng nước có nhiệt độ âm ấm.
➭ Trượt bao quy đầu trở lại vị trí cũ trên đầu dương vật.
➭ Hãy đảm bảo toàn bộ xà phòng trên dương vật được rửa sạch sẽ trước khi kéo bao quy đầu trở lại trên đầu dương vật.
Tham khảo thêm: Nam giới bao nhiêu tuổi thì bao quy đầu tuột ra?
Những điều bố mẹ cần biết về bệnh lý ở bao quy đầu ở trẻ nhỏ
Viêm bao quy đầu có thể gặp ở mọi đối tượng, trong đó có cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ra nhiều tác hại, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Vì thế, bên cạnh lưu ý đến cách vệ sinh bao quy đầu cho trẻ sơ sinh, bố mẹ nên tìm hiểu thêm về tình trạng viêm bao quy đầu ở trẻ để kịp thời xử lý, ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Viêm bao quy đầu ở trẻ nhỏ
Triệu chứng viêm bao quy đầu ở trẻ
Theo các chuyên gia, nếu như bố mẹ nhận thấy vùng kín, dương vật của con có những biểu hiện sau thì nên đến cơ sở y tế thăm khám sớm. Vì đây là những triệu chứng viêm nhiễm bao quy đầu điển hình ở trẻ nhỏ:
● Khi vệ sinh cho trẻ bố mẹ thấy phần đầu dương vật của bé bị sưng, thậm chí là tấy lên có màu đỏ hơn các vùng da khác.
● Nổi nhiều mụn đỏ li ti, bé ngứa và gãi liên tục ở vùng bao quy đầu.
● Xuất hiện các vết loét do bé gãi gây trầy xước.
● Khi trẻ đi tiểu xong mới thấy nước tiểu ở bao quy đầu từ từ chảy ra.
● Phần đầu dương vật của trẻ nhỏ xuất hiện mảng trắng kèm theo mùi hôi khó chịu.
● Nước tiểu đục, khai nồng và có lẫn máu.
● Ngoài ra, trẻ nhỏ còn bị nóng sốt, bỏ ăn, bỏ bú, quấy khóc, lười vận động…
Cách chữa bệnh lý ở bao quy đầu cho trẻ nhỏ
Để áp dụng đúng phương pháp điều trị tình trạng viêm, dài và hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ, bố mẹ cần đưa bé đến cơ sở thăm khám. Bác sĩ chuyên khoa sẽ căn cứ vào nguyên nhân, tình trạng và cơ địa của trẻ để xây dựng phác đồ điều trị phù hợp. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định bôi thuốc để trị hẹp bao quy đầu cho trẻ nhỏ hoặc nong bao quy đầu. Nếu không có hiệu quả thì cần can thiệp ngoại khoa, đó là cắt bao quy đầu.
Cắt bao quy đầu là một tiểu phẫu nhỏ, được thực hiện trong thời gian ngắn, tầm 20 phút đến 30 phút. Bác sĩ sẽ tiến hành gây tê tại chỗ, sau đó cắt tạo hình cho da bao quy đầu sao cho phù hợp với kích thước của dương vật.
Mặc dù cắt bao quy đầu là phẫu thuật đơn giản nhưng đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề vững vàng và dụng vụ y tế vô trùng kỹ càng. Do đó, bố mẹ nên chọn cơ sở y tế chất lượng để điều trị các bệnh lý ở bao quy đầu cho con. Và phòng khám Đa khoa An Đức tại Thanh Hóa là địa chỉ mà bố mẹ có thể hoàn toàn tin tưởng. Bởi vì, không chỉ có giấy phép hoạt động do Sở y tế cấp, chứng chỉ hành nghề, phòng khám còn sở hữu nhiều thế mạnh vượt trội như: hệ thống trang thiết bị hiện đại, y bác sĩ giàu kinh nghiệm, chi phí khám chữa trị hợp lý, quy trình thăm khám bệnh chuyên nghiệp và thời gian làm việc linh hoạt.
Trên đây là toàn bộ các thông tin về hướng dẫn cách vệ sinh bao quy đầu an toàn cho trẻ sơ sinh. Nếu bạn còn thắc mắc nào ngoài cách vệ sinh bao quy đầu cho trẻ sơ sinh thì đừng ngần ngại mà hãy liên hệ đến phòng khám Đa khoa An Đức theo Hotline 0898498881, (Zalo: 0866087110) hoặc nhấp vào khung chat >> Tư Vấn Trực Tuyến << để được chuyên gia y tế tư vấn chu đáo và miễn phí nhé.