Móng tay bị lõm là một triệu chứng không thể bỏ qua, nó do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó thiếu máu là nguyên nhân phổ biến và thường gặp nhất. Nếu bạn đang rơi vào tình huống này, đừng bỏ lỡ những thông tin hữu ích sau đây nhé!
Mục Lục Bài Viết
Nguyên nhân móng tay bị lõm
Một số trẻ em khi sinh ra đã có móng tay bị lõm, may mắn là sau một thời gian nó sẽ tự biến mất và móng tay sẽ phát triển như bình thường.
Thiếu máu
Với trẻ lớn và người trưởng thành, nguyên nhân phổ biến và thường gặp nhất khi móng tay bị lõm đó là do thiếu sắt hoặc thiếu máu (thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu, 2 cái này thường liên hệ với nhau).
Ngoài biểu hiện bị lõm, móng tay còn trở nên mỏng hơn và có các vết xước hoặc vết nứt nhỏ đi kèm theo. Các triệu chứng khác trên cơ thể bao gồm : mệt mỏi, da nhợt nhạt, khó thở và cảm giác yếu người.
Cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng kém cũng có thể là nguyên nhân gián tiếp gây ra tình trạng này.
Tác nhân vật lý và hóa học
Nếu như bạn không bị thiếu máu hoặc thiếu sắt, thì việc móng tay bị lõm có thể là kết quả của :
- Chấn thương.
- Hóa trị liệu hoặc xạ trị cho bệnh ung thư.
- Tiếp xúc nhiều và thường xuyên với các chất tẩy rửa.
Bệnh tật
Các bệnh liên quan đến móng tay bị lõm bao gồm :
- Bệnh tiểu đường.
- Bệnh celiac.
- Bệnh tim.
- Nhiễm sắc tố sắt.
- Lupus.
- Suy dinh dưỡng.
- Thiếu hụt protein.
- Bệnh vẩy nến.
- Hội chứng Raynaud.
- Rối loạn tuyến giáp.
Di truyền hoặc môi trường sống
Móng tay bị lõm cũng có thể do di truyền hoặc do môi trường sống, đặc thù lao động công việc. Theo một nghiên cứu cho thấy, 47% những người sống ở vùng núi cao thường bị lõm ở móng tay.
Những người làm nghề thủ công hoặc các thợ làm tóc cũng dễ có móng tay bị lõm. Lý do là bởi, các ngón tay của thợ thủ công phải dùng lực mạnh thường xuyên; còn những thợ làm tóc thì phải tiếp xúc nhiều với hóa chất độc hại.
Xem thêm >>> Móng tay bị sần sùi : nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả.
Cách khắc phục móng tay bị lõm
Khi móng tay của bạn bị lõm, bạn cần phải kiểm tra các triệu chứng khác trên cơ thể để xác định nguyên nhân chính xác.
Nếu như bạn không bị bệnh gì cả, ăn uống đầy đủ thì việc móng tay bị lõm thường là kết quả của chấn thương, di truyền hoặc do các yếu tố môi trường. Về cơ bản, nó sẽ không ảnh hưởng gì cả đến sức khỏe tổng thể của bạn.
Tuy nhiên, nếu nó liên hệ đến với một bệnh hoặc một tình trạng sức khỏe nào đó, bạn cần phải điều trị càng sớm càng tốt.
Chẳng hạn như, đối với bệnh thiếu máu – nguyên nhân dẫn đến móng tay bị lõm phổ biến nhất, bạn cần phải ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt như : thịt bò, thịt heo, hải sản, gia cầm, các loại đậu, trái cây sấy khô,…
Nếu cơ thể bạn không hấp thụ vitamin B-12 từ thực phẩm, bạn có thể sử dụng vitamin bổ sung với liều lượng phù hợp.
Thông thường, cơ thể của bạn sẽ cảm thấy tốt hơn sau một vài tuần, nhưng để lượng sắt trở lại mức ổn định thì phải mất vài tháng.
Riêng với móng tay, có lẽ sẽ phải mất khoảng nửa năm để hình dạng trở lại như bình thường.
Trong khoảng thời gian này, bạn nên :
- Cắt móng tay định kỳ, giữ cho móng luôn được sạch sẽ.
- Đừng cắn móng tay.
- Hạn chế chạm tay trực tiếp vào các chất tẩy rửa mạnh, nên đeo găng tay khi dùng chúng.
Nếu như bạn không chắc chắn về nguyên nhân, bạn nên đi khám bác sĩ để nhận được khám và tư vấn thích hợp.
Xem thêm >>> Móng tay có sọc đen là do nguyên nhân gì và chữa trị thế nào?.
Cách phòng ngừa móng tay bị lõm trở lại
Giữ móng tay của bản thân luôn được sạch sẽ và cắt ngắn là nguyên tắc quan trọng và cơ bản nhất để phòng ngừa các vấn đề về móng tay. Ngoài ra, các bạn cũng nên chú ý :
- Đừng cắn móng tay.
- Không sử dụng sơn móng tay cho đến khi móng tay bình thường trở lại.
- Luôn đeo găng tay khi làm việc với hóa chất.
- Ăn uống đầy đủ và cân bằng dinh dưỡng.
- Khi bị thương ở móng tay, cần giữ cho nó sạch sẽ để không bị nhiễm trùng.
Xem thêm >>> Móng tay có vệt trắng và những cảnh báo về sức khỏe.