Đã bao giờ bạn gặp trường hợp khoé móng tay đau, cảm giác xót đến buốt người, như có một vật gì nhỏ gâm vào nhưng cố nặn để lấy ra thì lại không được.
Những lúc như thế,việc cầm chiếc ly uống nước, chiếc muỗng hay đôi đũa để lấy thức ăn tưởng chừng đơn giản nhưng lại là điều khó khăn vô cùng!
Bạn chẳng hiểu bản thân mình đang gặp vấn đề gì? Làm sao để hết những triệu chứng đó? Tất cả những điều bạn chỉ muốn làm ngay lúc đó là hét thật to để thoả cơn đau và khó chịu!
Phải làm gì đây? Nếu cứ để vậy mà không tìm ra hướng giải pháp thì ngón tay bạn sẽ bị sưng phù lên,đỏ tấy,chảy mủ vàng ảnh hưởng đến thẩm mỹ và cả sức khoẻ.
Muốn chữa bệnh trước hết phải tìm ra nguyên nhân căn bệnh. Cùng MÌNH LÀ CON GÁI tìm hiểu xem bạn đang gặp phải vấn đề gì nhé!
Mục Lục Bài Viết
1. Nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên điều này. Nhưng nguyên nhân dễ gặp nhất đó là do làm móng.
Làm móng tay tưởng chừng là chuyện vô cùng bình thường đối với các chị em. Bạn thường xuyên ra tiệm hoặc ở nhà làm móng,cắt da,cắt khoé cách 2-3 tuần hoặc hằng tháng để có đôi bàn tay sạch sẽ và trông bắt mắt.
Có nhiều bạn hoặc nhiều thợ làm móng vì lỡ tay làm da, cắt móng quá sâu gây chảy máu. Bạn cứ ngỡ chuyện này bình thường, chảy máu xíu rồi sẽ hết, đau xíu rồi sẽ thôi nên bỏ qua và quên mau.
Nhưng điều này cực kì nguy hiểm.
Nếu để lâu không chữa trị khoé tay bạn sẽ gặp những triệu chứng như trên, và nếu để lâu nữa sẽ gây những biến chứng như viêm xương, viêm bao hoạt dịch, viêm khớp hoặc nhiễm khuẩn huyết, có thể gây tử vong!
Đó là chưa kể đến trường hợp khi cắt da, dùng kềm cắt da của tiệm, được sử dụng qua rất nhiều người. Có thể trước khi bạn được cắt bằng chiêc kềm đó và bị cắt chảy máu, một người trước đó cũng dùng và cũng bị cắt chảy máu.
Nếu trường hợp người đó bị bênh gì đó lây truyền qua đường máu, thì chẳng phải bạn có nguy cơ bị mắc phải rồi sao?

2. Cách chữa trị
Có vô số nguyên nhân có thể xảy ra nhưng chúng ta sẽ tìm ra hướng giải quyết cho nguyên nhân thường gặp nhất :cắt da quá sâu gây xước da hoặc chảy máu, gây mủ.
Nên nhớ, đừng bao giờ dùng tay bóc gỡ miếng da xước hoặc dùng kim thọc thủng bọng nước để dung dịch bên trong chảy ra. Bởi vì điều này sẽ làm cho vết thương lan to ra, bề mặt hở, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, gây nhiễm trùng. Và bạn biết lẽ dĩ nhiên, một khi vết nhiễm trùng càng nặng thì việc điều trị sẽ càng khó khăn hơn!
Thay vì vậy bạn hãy rửa sạch ngay ở chỗ trầy xước bằng nước ấm, dùng kéo y tế đã được sát khuẩn bằng dung dịch muối y tế, cắt miếng da đó cách phần thịt khoảng 1 – 2 mm. Sau đó, dùng dịch sát khuẩn rửa lại lần nữa. Hãy thường xuyên rửa vết thương và hạn chế tiếp xúc với bụi bẩn càng lâu càng tốt.
Nếu đã thực hiện những thao tác trên mà cơn đau vẫn không thuyên giảm, vết sưng lại càng to hơn và đau hơn, hãy đến gặp bác sĩ da liễu để được chuẩn đoán và kê đơn thuôc.
3. Biện pháp phòng tránh
Hạn chế việc làm móng, cắt da. Hãy sử dụng muối hoặc chanh chà nhẹ xung quanh khu vực móng tay, da bao quanh móng. Sau đó, dùng chanh chà lên móng để làm sạch móng.Thực hiện đều đặn 2-3 lần mỗi tuần.
Chanh và muối có tính sát khẩn cao. Nó sẽ hạn chế cho việc xâm nhập của vi khuẩn, lấy đi tế bào da chết và thúc đẩy quá trình tạo thành da mới. Điều này sẽ làm cho tay bạn trông được sạch sẽ mà lại an toàn.
Nếu không có thời gian thực hiện và phải ra tiệm ngay, hãy yêu cầu nhân viên chỉ cắt ít da, không cắt sâu và không lấy khoé. Cẩn thận hơn, bạn nên sắm cho mình kềm cắt da để mỗi lần đi ra tiệm làm móng hãy yêu cầu nhân viên dùng chiếc kềm đó thay vì đồ mà họ vẫn dùng để tránh các trường hợp lây nhiễm.
Làm đẹp nhu cầu chính đáng của con gái chúng mình, tuy nhiên làm đẹp phải đi kèm với sự an toàn nhất là cho khía cạnh quan trọng như sức khỏe. Đừng quên tránh những yếu tố nguy cơ nhỏ nhất có thể gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của bạn.