Trị sẹo thâm ở chân bằng các nguyên liệu tự nhiên vừa nhanh vừa không tốn nhiều chi phí. Quan trọng là phải biết được loại nguyên liệu trị sẹo thâm nào là hiệu quả nhất. Dưới đây là 5 loại nguyên liệu sẵn có trong nhà bếp được đánh giá là tốt nhất để trị sẹo thâm, bạn nên tham khảo.
Mục Lục Bài Viết
Các loại sẹo thường gặp
Để có cách trị sẹo hiệu quả và nhanh nhất, bạn cần xác định loại sẹo mà bạn đang gặp phải. Có rất nhiều loại sẹo khác nhau, dưới đây là 6 loại sẹo phổ biến nhất :
Sẹo lồi.
Đây là loại sẹo lớn, lồi hẳn lên, dễ lan ra; là kết quả của sự chữa lành quá mức của cơ thể khi bị thương. Sẹo lồi có thể phát triển lớn hơn theo thời gian và thậm chí quay trở lại sau khi đã điều trị.
Sẹo lồi dễ xuất hiện ở những người có làn da tối màu.
Sẹo phì đại.
Loại sẹo này khá giống với sẹo lồi, ở chỗ nó cũng lồi ra, ban đầu là màu đỏ hoặc hồng, tuy nhiên điểm khác là nó sẽ dần mờ đi theo thời gian và không vượt qua ranh giới của vết thương.
Sẹo teo.
Đó là những vết sẹo như những hố sâu, lõm lại; thường xuất hiện sau khi bị mụn trứng cá nặng hoặc thủy đậu.
Sẹo co.
Thường được gây ra bởi các vết bỏng nặng, vẻ bên ngoài giống như bị căng da, nó có thể ảnh hưởng đến cơ bắp, khớp và dây thần kinh, làm hạn chế chuyển động của bạn.
Vết rạn da.
Những vết sẹo này thường khá mỏng, màu đỏ tím, nguyên nhân là do tăng cân quá nhanh. Theo thời gian, nó sẽ dần mờ đi và trở thành màu trắng.
Sẹo thâm.
Loại sẹo này không thực sự là một vết sẹo; nó là những đốm đen, đốm nâu xuất hiện sau khi bị mụn nhẹ hoặc bị côn trùng cắn.
Xem thêm : 14 cách trị sẹo thâm ở chân nhanh nhất bạn nên biết.
Hướng dẫn cách trị sẹo thâm ở chân nhanh nhất tại nhà
1. Cách trị sẹo thâm ở chân bằng hành tây.
Hành tây như một chất chống viêm, ức chế sự sản xuất quá mức của collagen trong các vết sẹo. Thực tế, có khá nhiều kem trị sẹo thâm hiện nay có chiết xuất từ hành tây.
Để áp dụng cách trị sẹo thâm ở chân này, bạn chỉ cần lấy vài lát hành tây rồi ép lấy nước. Chà xát vùng da bị thâm sẹo bằng nước này trong khoảng 15 phút, sau đó rửa lại với nước là được.
Thực hiện không quá 2 lần/ngày, sau khoảng 1 tháng bạn sẽ thấy rõ được kết quả.
Xem thêm : 6 cách trị mụn thâm bằng phương pháp tự nhiên nhanh nhất.
2. Cách trị sẹo thâm ở chân bằng chanh.
Nước cốt chanh là nguyên liệu được ưa chuộng nhiều nhất để trị mụn, trị sẹo, trị thâm và làm trắng da.
Lý do là vì trong chanh có nhiều axit (chủ yếu là axit citric), chúng có tác dụng giết chết vi khuẩn và tẩy sạch bụi bẩn, bã nhờn, tế bào chết.
Khi thoa nước chanh lên vết sẹo thâm, nó sẽ mài mòn da, kích thích tái tạo da; từ đó các vết sẹo thâm sẽ mờ dần và trắng sáng trở lại.
Tuy nhiên nước chanh dễ làm khô da, vì thế chuyên gia khuyến cáo :
- Chỉ nên để nước chanh trên da trong khoảng vài giờ, sau đó rửa lại với nước.
- Nên pha loãng nước chanh hoặc trộn với nước ép dưa chuột nếu bạn có làn da khô hoặc nhạy cảm.
- Không chà xát chân với nước chanh quá 1 lần/ngày.
- Nên dưỡng ẩm cho da ngay sau đó.
- Tránh để da tiếp xúc với ánh nắng Mặt trời trong khi đang chà xát với nước chanh, bởi sự kết hợp giữa chanh và ánh nắng sẽ hủy hoại mạnh mẽ các mô da.
Xem thêm : 10 cách trị vết thâm mụn lâu ngày hiệu quả nhất bằng tự nhiên.
3. Cách trị sẹo thâm ở chân bằng bơ ca cao.
Bơ ca cao có tác dụng giữ ẩm, làm mềm lớp da bị sẹo thâm; nó làm giảm các vết thâm xuất hiện nhiều hơn và đồng thời tăng tốc độ chữa lành.
Bạn có thể dùng bơ ca cao nguyên chất hoặc kem dưỡng da có chứa bơ cao đều được. Khi sử dụng thì chỉ cần thoa chúng lên da là được.
Thực hiện 2-4 lần/ngày cho đến khi vết sẹo thâm mờ đi. Cách này hiệu quả với những vết sẹo thâm mới hơn; còn với những vết sẹo thâm lâu ngày thì thường không hiệu quả.
Xem thêm : Top 5 kem trị sẹo thâm lâu năm ở chân hiệu quả nhất.
4. Cách trị sẹo thâm ở chân bằng lô hội.
Lô hội là một loại cây nổi tiếng từ xa xưa trong việc chữa trị các vết thương và các bệnh về da. Nhờ vào đặc tính kháng viêm và giữ ẩm tuyệt vời.
Nó thường được dùng khi bị bỏng nhưng nó cũng khá hiệu quả để trị sẹo thâm. Nó sẽ giúp các mô da được phục hồi và dần tươi trẻ hơn.
Bạn có thể dùng gel lô hội từ cây hoặc từ các loại kem, nước lô hội đều được. Thoa nó lên vết sẹo thâm khoảng 2 lần/ngày để được kết quả tốt nhất.
Lưu ý, không đắp lô hội lên các vết thương hở.
Xem thêm : 5 cách làm kem trị thâm mụn handmade cực đơn giản.
5. Cách trị sẹo thâm ở chân bằng mật ong.
Mật ong có tính kháng khuẩn mạnh, đồng thời nó cũng giữ ẩm cho da rất tốt, nó làm tăng tốc độ phục hồi của da sau khi bị sẹo thâm.
Bạn sẽ phải bôi trực tiếp mật ong nguyên chất vào vùng da bị sẹo thâm hàng ngày, mát xa nhẹ nhàng trong khoảng 10 phút rồi rửa lại với nước.
Để tăng hiệu quả làm đẹp bạn nên trộn nó với chanh, lô hội, dưa chuột hoặc bột yến mạch để tạo thành một miếng dán, một lớp mặt nạ cho da.
Xem thêm : Trị thâm mụn bằng nghệ với 10 cách khác nhau tại nhà.
Trên đây là những cách trị sẹo thâm ở chân từ thiên nhiên được ưa chuộng nhiều nhất, không chỉ vì nó hiệu quả mà còn rất an toàn với da. Nếu bạn vẫn không xóa bỏ hoàn toàn được các vết sẹo thâm bằng những mẹo này, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về các phương pháp y tế như miếng dán axit, laser, dermabrasion,…