Sau khi sinh khoảng 4 ngày đến 5 ngày, vết rạch tầng sinh môn sẽ bị sưng, ngứa và chạm vào thấy vết rạch lồi ra. Vậy, vết rạch tầng sinh môn bị sưng có bình thường không? Nên làm gì để vết rạch tầng sinh môn nhanh lành lại? Những thắc mắc này sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.
Mục Lục Bài Viết
Nguyên nhân vết rạch tầng sinh môn bị sưng đau
Tầng sinh môn được biết đến là một bộ phận sinh dục của nữ giới có chiều dài khoảng 3cm đến 5cm. Bộ phận này có cấu tạo gồm 3 tầng: tầng sâu có cơ năng hậu môn và cơ ngồi cụt do hai lá cân của tầng sinh môn bao bọc; tầng giữa gồm cơ thắt niệu đạo và cơ ngang sâu; tầng nông có 5 cơ.
Vai trò của tầng sinh môn là giúp bảo vệ, nâng đỡ các cơ quan trong vùng chậu như: âm đạo, trực tràng, bàng quang, tử cung… Đồng thời, tầng sinh môn còn là cửa ngõ tiếp nhận tinh trùng. Trong quá trình sinh đẻ, tầng sinh môn có chức năng quan trọng trong việc hỗ trợ em bé được sinh ra một cách thuận lợi và an toàn nhất.
Vết khâu tầng sinh môn bị sưng có thể là vết thương đang bắt đầu liền da
Không ít các trường hợp chị em phụ nữ có khả năng sinh thường đều được bác sĩ chuyên khoa thực hiện rạch tầng sinh môn khi cần thiết. Cụ thể, đó là khi tầng sinh môn không giãn nở được hay khi sinh sẽ rất dễ bị rách gây tổn thương tới bộ phận sinh dục. Vì thế mà các bác sĩ dự đoán những trường hợp có nguy cơ xảy ra và thực hiện rạch tầng sinh môn trước khi sinh.
Ngoài ra, trong trường hợp tầng sinh môn của thai phụ dù đã giãn nhưng do đầu bé quá to, thai có trọng lượng quá lớn hoặc thai ngược, bác sĩ sẽ chủ động cắt một đường ngắn trên tầng sinh môn nhằm giúp quá trình sinh nở được diễn ra nhanh chóng. Từ đó, tránh trường hợp chị em cố gắng rặn làm rách, tổn thương tầng sinh môn. Sau khi lấy nhau ra, bác sĩ sẽ dùng thuốc tê giúp giảm đau cho nữ giới và tiến hành khâu tầng sinh môn lại.
Tuy vết rạch tầng sinh môn chỉ kéo dài khoảng 2cm đến 4cm và nằm ở phần thịt mềm. Nhưng do phải khâu và nằm ở vùng kín luôn ẩm ướt nên vết thương cần nhiều thời gian để lành lại. Thông thường, mất khoảng 2 tuần đến 3 tuần, tầng sinh môn mới có thể trở lại trạng thái như ban đầu.
Vết rạch tầng sinh môn bị sưng đau là tình trạng mà hầu hết nữ giới gặp phải sau 5 ngày đến 7 ngày sinh. Nguyên nhân là do thời gian này vết khâu bắt đầu liền da nên gây ra cảm giác ngứa râm ran và hơi phù nề một chút.
Vết rạch tầng sinh môn sưng có sao không?
Nếu nữ giới nhận thấy mọi thứ vẫn bình thường, vết rạch tầng sinh môn hơi sưng đau mà không gây rỉ máu hay triệu chứng sốt thì có thể hoàn toàn yên tâm. Vết rạch tầng sinh môn sẽ sớm lành lại trong vòng 2 tuần đến 3 tuần nữa.
Tuy nhiên, tình trạng sẽ trở nên bất thường và đáng lo ngại nếu vết rạch tầng sinh môn bị sưng kèm theo biểu hiện sưng mủ, rỉ máu, cơ thể chị em hơi nóng sốt và cảm giác đau rát vùng kín. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do:
● Vết rạch ở tầng sinh môn bị sưng, bị lồi do tình trạng tụ máu tại vết khâu.
● Do lạc nội mạc tử cung đến vết khâu tầng sinh môn.
● Vấn đề vệ sinh vùng kín của nữ giới không được đảm bảo và thực hiện đúng cách. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến vết rạch tầng sinh môn sưng lên và đau dữ dội. Do vết rạch tầng sinh môn không được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên nên tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây ra tình trạng viêm nhiễm và bội nhiễm vết thương. Trong trường hợp này, tốt nhất nữ giới nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ thăm khám.
Vết khâu tầng sinh môn bị sưng và kèm theo nhiều triệu chứng thì nữ giới cần hết sức cẩn thận
● Chỉ khâu tự tiêu quá nhanh chóng trong khi vết rạch tầng sinh môn chưa lành hẳn khiến vết thương tổn thương và bị sưng đau.
● Làm việc nặng nhọc, vận động mạnh hay đứng ngồi không đúng tư thế cũng có thể khiến cho vết rạch tầng sinh môn bị sưng.
● Do nữ giới mặc quần lót quá chật, khiến đáy quần cọ xát vào vết khâu tầng sinh môn, dẫn đến vết thương bị tổn thương.
● Chị em nữ giới quan hệ tình dục quá sớm và động tác mạnh bạo khi vết khâu tầng sinh môn vẫn chưa lành lại hẳn.
● Phái nữ ăn những loại thực phẩm có thành phần bị dị ứng với cơ thể.
● Do nữ giới làm tổn thương vết khâu tầng sinh môn khi vết thương chưa hoặc đang lên da non.
Việc vết rạch tầng sinh môn bị sưng khiến cho nữ giới luôn có cảm giác khó chịu, đau rát, đặc biệt là mỗi khi đi vệ sinh. Nếu như chị em không có những biện pháp khắc phục kịp thời, đúng cách sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
✗ Tác hại đầu tiên của việc vết khâu tầng sinh môn bị sưng đau đó là lâu lành lại và nguy cơ xảy ra biến chứng khác như chảy máu, ngứa ngáy… cao.
✗ Nếu không được can thiệp và điều trị sớm thì nữ giới rất dễ mắc các bệnh lý phụ khoa về sau.
✗ Việc vết rạch tầng sinh môn bị tổn thương, viêm nhiễm, lâu lành lại sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này của chị em phụ nữ. Vì vùng âm đạo bị viêm nhiễm gây ảnh hưởng tới chức năng hoạt động của các bộ phận sinh sản quan trọng.
Tham khảo thêm: Cách xử lý khi vết khâu tầng sinh môn bị hở
Nên làm gì để vết rạch tầng sinh môn mau lành?
Để vết rạch tầng sinh môn nhanh lành lại và tránh xảy ra các tác hại trầm trọng kể trên, nữ giới cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
✔ Chị em cần chú ý giữ cho vùng vết khâu tầng sinh môn luôn được sạch sẽ và khô ráo. Nữ giới có thể rửa vùng kín nhanh bằng vòi sen và dùng khăn bông nhẹ nhàng lau khô.
✔ Nữ giới nên lau vết khâu tầng sinh môn một cách cẩn thận từ trước ra sau để giảm nguy cơ bị nhiễm trùng từ cơ quan hậu môn.
✔ Phái nữ cần tránh vận động mạnh, làm việc nặng nhọc và nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi.
Nữ giới nên chú ý giữ gìn vệ sinh vùng kín để vết khâu nhanh lành lại
✔ Các chị em có thể tập bài tập sàn chậu thường xuyên hơn để giúp quá trình lưu thông máu, tránh vết rạch tầng sinh môn bị sưng đau và thúc đẩy khả năng lành lại nhanh.
✔ Thay băng vệ sinh thường xuyên theo chỉ dẫn của bác sĩ và đảm bảo không làm tổn thương đến vết khâu tầng sinh môn.
✔ Tốt nhất không nên quan hệ tình dục trong thời gian này vì các tư thế làm tình có thể khiến cho vết khâu tầng sinh môn bị hở, rách miệng vết thương và dẫn đến tình trạng sưng đau kéo dài.
✔ Chị em phái nữ nên mặc quần áo rộng rãi, làm từ chất liệu co giãn tốt, mềm mại để tránh làm tổn thương đến vết rạch tầng sinh môn.
✔ Các chị em cần lưu ý đến những loại thực phẩm không tốt cho việc hồi phục lại vết khâu tầng sinh môn. Nên tránh ăn những món cay, nóng, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ vì đây là nguyên nhân khiến cho vết khâu ở tầng sinh môn bị sưng, ngứa ngáy. Ngoài ra, nữ giới cũng nên tránh ăn nhiều rau muống vì sẽ làm cho vết khâu bị lồi ra, gây mất thẩm mỹ.
✔ Trong trường hợp vết khâu tầng sinh môn đau, sưng, rỉ máu và ngứa kéo dài, không có biểu hiện thuyên giảm thì nữ giới cần nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ kịp thời xử lý.
Trên đây là những thông tin giải đáp cho thắc mắc vết rạch tầng sinh môn bị sưng có bình thường không? Nếu còn bất cứ câu hỏi nào liên quan đến tình trạng này, nữ giới hãy liên hệ đến phòng khám Đa khoa An Đức theo Hotline 0898498881, (Zalo: 0866087110) hoặc nhấp vào bảng khung >> Tư Vấn Trực Tuyến << để được chuyên gia y tế giải đáp chi tiết và chu đáo nhất. Chị em sẽ gặp được chuyên gia ngay lập tức vì hệ thống hoạt động 24/24.